Chuyện lao động nước ngoài với nhiều sự việc gây sốc đã trở thành vấn đề thời sự hiện nay. Ở nhiều nước người lao động trộm cắp tại các siêu thị đã bị chính quyền lên án và thậm chí còn có những bảng thông báo cấm người Việt Nam tới khu vực đó. Điều này đã ảnh hưởng không chỉ tới cách nghĩ của người nước ngoài về con người Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến cả những người Việt Nam đang sinh sống và lao động tại nước ngoài. Được gặp chị N.T.O trong một lần công đi du lịch ở Úc và nghe những lời chị kể về bản thân làm tôi cũng không thể không thông cảm với chị.
Trong một lần mua được vé máy bay giá rẻ nên tôi đã sắp xếp đi Úc du lịch. Trong chuyến đi của tôi sang Úc lần đó, tôi đã thấy một người phụ nữ nhìn giống như là người Châu Á nhưng tôi không thể khẳng định được là người Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật Bản. Người phụ nữ này đi vào một siêu thị cùng tôi, vì chị đi trước nên tôi khá ấn tượng với mái tóc đen dài của chị. Sau khi đi mua đồ trở ra tôi lang thang trên phố và lại bắt gặp chị nhưng trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác. Chị đang bị môt nhân viên trong siêu thị khi nãy đuổi theo. Cũng may cho chị là anh chàng nhân viên kia khá to béo nên không đuổi theo được chi khi chị chạy vào một ngách nhỏ gần chỗ tôi thì anh ta không đuổi theo nữa. Nghe như anh ta còn chửi thề vài câu rồi mới bỏ về.
Lần thứ 3 gặp lại chị là khi tôi ngồi gần bờ hồ, chỗ đó khá vắng vì tôi thích yên tĩnh ngắm cảnh và thưởng thức bữa trưa của mình. Tôi thấy chị đi đến chỗ tôi và hỏi tôi bằng tiếng anh một câu đơn giản là có muốn mua đồ mĩ phẩm này không. Cùng lúc nói chị đưa ra mội hộp mỹ phẩm. Tôi nhìn là nhận ra chị ngay, tôi hỏi lại bằng tiếng anh đây là đồ ăn cắp phải không thì chị tỏ thái độ cảnh giác hơn. Tôi hỏi giá thì thấy chị lắc đầu và nói: “không bán”. Tôi hơi bất ngờ vì qua câu nói đó tôi biết chị là đồng hương của mình.
Thấy chị định bỏ đi tôi gọi chị lại và nói bằng tiếng Việt. Sau một hồi nói chuyện chị tin tôi là khách du lịch và không có ác ý gì. Tôi ngồi nói chuyện với chị một lúc lâu biết được chị sang Úc làm lao động từ năm 2011, chị đã mất một số tiền lớn để được sang Úc lao động với mong muốn kiếm được một khoản khi về nước. Thế nhưng mọi chuyện không như chị tưởng tượng, lúc sang Úc làm việc chị không được làm đúng nghề mà phải đi dọn vệ sinh như một nhân viên vệ sinh trong nhà máy. Lương chị nhận được không nhiều vì không có phụ cấp như công nhân. Khi chị báo với bên làm xuất khẩu lao động thì họ hứa hẹn đủ kiểu nhưng rồi vẫn chẳng có thay đổi gì, chị kiến nghị cho chủ doanh nghiệp nhiều lần thì bị quản lý mắng nhiếc có lần còn bị chủ quản đánh đập. Vì là lao đông ở nông thôn nên tiếng anh của chị không tốt chị chỉ biết họ mắng vài câu rất thậm tệ mà thôi. Sau 4 tháng làm việc trong nhà máy, một lần chị đã mất bình tĩnh và có xô xát với quản lý. Sau đó chị bỏ ra ngoài và từ đó trở thành lao động bất hợp pháp.
Cuộc sống của chị khi đi làm ở ngoài cũng chẳng hơn được mấy. Chị cũng từng tìm các “cò” cho lao động bất hợp pháp nhưng công việc cũng không ổn định điều kiện làm việc cực nhọc. Lúc no lúc đói nên cũng đành làm liều đi trộm đồ ở siêu thị. Có lần trót lọt có lần không phải vứt lại đồ. Thi thoảng chị bán lại cho “cò” để tiêu thụ khi thì tìm những người châu Á và gạ bán. Chia tay với chị, mặc dù cũng rất thông cảm cho hoàn cảnh của chị nhưng tôi không mua món đồ đó. Lúc đó bỗng nhiên tôi có một suy nghĩ khá mâu thuẫn giữa tư tưởng trước kia là lao động xuất khẩu không nên bỏ trốn và việc chị O bỏ trốn là sai hay đúng.
Thực sự với trường hợp của chị O tôi thấy người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động không hẳn đã là cơ hội đổi đời. Có người vì hoàn cảnh mà phải bỏ việc đi trộm cắp, người khác có thể bình luận thế nào khi mà nếu đặt trong vị trí của bản thân thì chính họ có quyết định như thế hay không.
[2L]
Xem thêm:
Cẩm nang xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015
Kinh nghiệm xuất khẩu lao động Nhật
Suy nghĩ sai lầm về xuất khẩu lao động
Bình luận về bài viết này: