Ông Bùi Trọng Vân nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế – Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Đài Loan), đã vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với 3 người đi xuất khẩu lao động có hành vi bỏ trốn ở lại Đài Loan bất hợp pháp.
- Một số hình thức lách luật để lừa đảo xuất khẩu lao động
- Giáo dục định hướng cho thực tập sinh
- Công ty nào xuất khẩu lao động sang Nhật Bản tốt nhất?
- Thực tập sinh Nhật Bản được gia hạn lên đến 5 năm
- Tổng hợp một vài vụ phạm tội của người Việt Nam tại Nhật Bản
Người lao động Việt Nam làm việc tại xưởng cơ khí Đài Loan
Theo thông tin chính thức được công bố 3 lao động Đài Loan bỏ trốn là:
- Ngô Văn Thắng: nguyên quán xã Tân Dĩnh – huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang
- Phạm Văn Hùng: nguyên quán xã Văn Xá – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam
- Lê Văn Tú: nguyên quán tại thị trấn Tào Xuyên – huyện Hoằng Hóa – tỉnh Thanh Hóa
Theo quyết định, 3 người lao động bị phạt tiền 90 triệu đồng/người và bị cấm đi làm việc ở nước ngoài 2 năm. Đây là những lao động bất hợp pháp đầu tiên của Việt Nam ở nước ngoài bị xử phạt hành chính theo Nghị định 95/CP về luật xuất khẩu lao động. Theo nghị định này, lao động bỏ trốn ở nước ngoài sẽ bị phạt từ 80-100 triệu đồng và bị cấm đi làm việc ở nước ngoài từ 2-5 năm.
Theo nhiều đánh giá từ các công ty xuất khẩu lao động nước ngoài, mức phạt như vậy vẫn đưa thể mang tính răn đe và giảm tình trạng lao động bỏ trốn như hiện nay. Ông Lê Như An, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Traum Việt Nam cho biết:
Mức phạt theo nghị định 95/CP thực ra chỉ có thể áp dụng mang tính chất hình thức, do tỉ giá chênh lệch nên các lao động ngoài nước đặc biệt là những thị trường lao động cao cấp như Nhật hay Hàn sẽ không quan tâm với mức phạt đó vì chỉ cần làm khoảng 3 tháng đã có thể đủ trả tiền phạt. Câu chuyên của chúng ta hiện nay chính là vấn đề ý thức và định hướng cho lao động ngay từ khi ở Việt Nam chứ không phải là mức phạt bao nhiêu sau khi lao động đã bỏ trốn.
Với nhiều ý kiến trái chiều nhưng vụ việc này cũng đã làm cho nhiều lao động ngoài nước sẽ phải suy nghĩ lại khi có ý định phá hợp đồng trốn ra ngoài làm thêm. Tôi cũng mong các công ty xuất khẩu lao động, người lao động và các cơ quan chức năng, các bộ cục quản lý sẽ có những biện pháp tốt hơn nhằm giảm tình trạng lao động bỏ trốn tránh phát sinh tiêu cực do lao động bỏ trốn gây ra tại nước ngoài
xuantraum
Bình luận về bài viết này: