Xứ sở Phù Tang – Khi xây nhà hoặc chọn hộ chung cư, hầu như người Nhật nào cũng ao ước có một căn phòng kiểu Nhật với các vật dụng truyền thống như cửa giấy, chiếu Tatami … Những căn phòng chiếu Tatami thoáng đãng, mang hương thơm dịu nhẹ vẻ đẹp tinh tế, trang nhã đặc trưng luôn là niềm tự hào của gia chủ.
Xem thêm một số bài viết khác bạn có thể sẽ thích:
Từ vật dụng quyền quý đến “người bạn của trăm nhà”
Ra đời từ thời cổ đại, tên gọi Tatami có nguồn gốc từ động từ “Tatamu” với ý nghĩa là “gấp”, “xếp” được dùng chỉ chung những vật mỏng dùng để lót trả có thể xếp lại được. Chúng bắt đầu mang những đặc điểm của Tatami hiện đại là vào thời kỳ Heian (794 – 1185), khi những chiếc chiếu được gia tăng độ dày và được để cố định trên sàn, với công dụng chính là lót chỗ ngủ cho Thiên hoàng và các nhân vật quyền cao chức trọng.
Bước sang thời kỳ Muromachi (1336 – 1573), kiến trúc nhà ở thay đổi, Tatami bắt đầu được dùng để lót toàn bộ bề mặt sàn. Phòng lót Tatami cũng được sử dụng để tổ chức những nghi lễ quan trọng như trà đạo, kéo theo sự ra đời của những quy tắc ứng xử khi ngồi trên chiếu như kiểu ngồi chính tọa (ngồi quỳ). Tuy nhiên những tầng lớp dưới Samurai thì không có được “vinh dự” bước vào những căn phòng đó, họ chỉ được sử dụng các loại chiếu mỏng, rơm khô để trải chỗ ngủ của mình.
Đến thời kỳ Edo (1603 – 1868), Tatami bắt đầu tạo nên cơn sốt trong tầng lớp bình dân, lan tỏa đến cả vùng thôn quê và dần trở thành một biểu tượng văn hóa của quốc dân Nhật Bản. Từ sau cải cách Minh Trị đến nay, tuy Tatami dần trở nên vắng bóng trong các căn nhà theo lối Âu hiện đại nhưng những căn phòng lót chiếu Tatami (được gọi là Washitsu) vẫn được coi là căn phòng Nhật điển hình và việc sở hữu một phòng Washitsu trong nhà cũng chính là niềm tự hào của gia chủ.
Cấu tạo của chiếu Tatami
Một chiếc chiếu Tatami gồm có 3 bộ phận: lõi chiếu, bao chiếu và viền chiếu
- Lõi chiếu: được bện bằng rơm khô, dày khoảng 5cm. Những năm gần đây do việc thu mua rơm trở nên khó khăn các công đoạn gia công phức tạp hơn nữa chiếu được làm từ rơm cũng khá nặng dễ có ve bọ nấm mốc nên người ta chuyển sang sử dụng ván ép nhân tạo, nhựa styrofoam …
- Bao chiếu: khá mỏng, được đan từ cỏ lgusa (cỏ bấc đèn) hoặc cói, được dùng để bao bên ngoài. Bao chiếu có thể sử dụng cả hai mặt, sau khoảng 3 – 5 năm thì người ta sẽ trở mặt trong ra để sử dụng như một chiếc chiếu mới. Khi cả hai mặt đều đã bẩn hoặc trầy xước nhiều có thể thay chiếu mới và giữ nguyên phần lõi bên trong.
- Mép chiếu: dùng để nối 2 bộ phận trên lại với nhau, được làm từ sợi bông hay lanh hoặc tơ lụa … Nhiều mép chiếu con được nhuộm màu sắc và in hoa văn để tạo vẻ đẹp khác biệt cho căn phòng.
Chiếu Tatami cũng được dùng làm đơn vị để tính diện tích phòng, đi sau số đếm và được đọc là “jou”. Một chiếc Tatami tiêu biểu được tính theo chuẩn Kyoto sẽ có chiều dài 1,919m và chiều rộng là 0,955m. Một chiếc chiếu tiêu chuẩn sẽ có diện tích là 1,82405 m2. Tùy theo phòng có 4 chiếu hay 6 chiếu mà khách có thể ước lượng được độ rộng của căn phòng.
Những tính năng ưu việt của chiếu Tatami
Chiếu không phải là vật dụng xa lạ trong văn hóa Á Đông, nhưng chiếu Tatami của Nhật Bản mang một số ưu điểm rất đặc trưng như có độ đàn hồi tốt, khó cháy và có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Trước hét, bởi lõi chiếu khá dày còn lớp ngoài của chiếu được làm từ cỏ Igusa – một loại thực vật có mặt cắt giống cấu tạo của bọt biển nên chứa rất nhiều không khí bên trong, chính vì vậy khi đi chân trần trên chiều Tatami lòng bàn chân bạn sẽ cảm nhận được độ đàn hồi, êm ái của chiếu. Ở những nhà có người già và trẻ nhỏ, sử dụng chiếu Tatami sẽ hạn chế được những trường hợp bị thương do vấp ngã hay va đập.
Bên cạnh đó, tuy được làm từ vạt liệu tự nhiên nhưng Tatami lại rất khó cháy. Nguyên nhân là bởi lửa rất khó đốt được lõi rơm đã được bện chặt thành một lớp dày lên đến 5 cm, lớp bao chiếu lại luôn chứa một lượng hơi ẩm nhất định. Trong trường hợp chiếu bị bắt lửa thì nó cũng chỉ cháy âm ỉ chứ không khiến lửa lan rộng ngay.
Phòng chiếu Tatami cũng là một không gian đa năng, nơi bạn vừa có thể ngả mình để nghỉ ngơi thư giãn, vừa có thể dùng làm nơi tiếp khách, tổ chức các môn nghệ thuật truyền thống như Trà đạo, cắm hoa … nhờ vể đẹp tinh tế, trang trọng. Ngoài ra, bởi Tatami có tác dụng giúp con người nâng cao khả năng tập trung nên nhiều gia đình cũng để cho con cái sinh hoạt và học tập tại những căn phòng này.
Tatami – cảm nhận công dụng bằng 4 giác quan
– Về thị giác: Căn phòng chiếu Tatami luôn có tầm nhìn thấp. Trong Washitsu, người Nhật không dùng các loại ghế có chân mà sẽ ngồi trên các tậm đệm Zabuton hoặc loại ghế nhựa không chân được gọi là Zaisu. Các loại bàn hoặc bàn sưởi Kotatsu ddwoj sử dụng kèm theo cũng có thiết kế rất thấp. Những nghiên cứu chỉ ra rằng khi con người đứng ở những vị trí cao, tâm trạng họ sẽ dễ bị kích động, trong khi nếu ở vị trí thấp như trong không gian Washitsu thì sẽ có cảm giác an tâm, bình tĩnh hơn.
– Về xúc giác: Một chiếc chiếu Tatami được cho là có thể hút trung bình 500cc hơi nước trong không khí. Đến khi phòng ốc quá khô, lượng hơi nước này sẽ được giải thoát ra giống như cơ chế hoạt động của một chiếc máy hút ẩm. Ngoài ra, tính khó truyền nhiệt nhờ độ dày của chiếu giúp Tatami có đặc trưng là mùa hè không nóng và mùa đông không lạnh. Đây chính là bảo bối thần kỳ để người Nhật có thể tận hưởng khí hậu 4 mùa một cách thoải mái.
– Về khứu giác: Tatami có khả năng hấp thu khí NO2 – chất gây ô nhiễm không khí, giữ cho không khí trong lành. Chiến 20% trong thành phần hương thơm của cỏ Igusa là phytoncide một chất kháng sinh có tác dụng sát khuẩn và ổn định cảm xúc, giúp cho đầu óc thư thái giống như khi được tắm mình giữa thiên nhiên.
– Vè thình giác: Tatami còn có một khả năng là hấp thu tiếng ồn, rất thích hợp với những người sống trong các khu hộ chung cư đông đúc.
Có thể nói rằng chiếu Tatami là bảo bối thần kỳ của người Nhật, nó không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có rất nhiều tác dụng nữa. Ngày nay ở Nhật ngoài những căn nhà truyền thống ra cũng còn rất ít nơi sử dụng chiếu Tatami. Tuy vậy, chiếu Tatami vẫn luôn được người Nhật biết đến và coi nó là một trong những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản.
Theo Kilala – Lê L. Ngọc
Bình luận về bài viết này: