Ông cha ta có câu: “Nhập gia tùy tục” ý nói khi đến bất kỳ đâu thì cũng phải theo phong tục ở nơi đó. Khi các bạn thực tập sinh hay du học sinh Nhật Bản sang Nhật học tập, làm việc cũng nên tìm hiểu phong tục và cách giao tiếp của người Nhật. Hôm nay chúng ta sẽ nói tới một phong tục của người Nhật được sử dụng nhiều nhất. Đó chính là: “chào hỏi”.
Chào hỏi không chỉ được người Nhật mà được tất cả mọi người trên thế giới sử dụng một cách thường xuyên. Tùy vào mỗi vùng miền quốc gia mà sẽ có cách chào hỏi khác nhau. Ở Việt Nam khi gặp nhau mọi người hay có câu chào hỏi xã giao:”Đi đâu đấy”. Người phương tây khi gặp nhau thì nói:”Hello, how are you!” kèm theo một cái bắt tay. Còn ở Nhật thì lại chào nhau bằng cách cúi chào.
Phong tục cúi chào ở Nhật khá phiền phức nhưng vẫn được truyền từ đời này sang đời khác. Cúi chào ở Nhật cũng phải theo thứ tự trước sau, trên dưới. Quy tắc là người dưới sẽ phải cúi chào người trên trước. Người lớn tuổi hơn là người trên, khách là người trên, thầy là người trên của trò, nam là người trên của nữ,…
Tư thế khi cúi chào:
- Tư thế chuẩn khi đứng chào là chân phải thẳng, lưng và đầu thẳng, hai tay để sát hông sau đó cúi người chào và vẫn phải giữ cho chân, lưng và đầu thẳng.
- Tư thế khi ngồi chào: khi ngồi chào thì hai tay để phía trước đặt trước mặt, bàn tay để úp hướng vào với nhau và cách nhau khoảng 20 cm. Khi chào cúi xuống để đầu cách sàn 10 – 15 cm.
Các kiểu chào ở Nhật:
- Chào hỏi xã giao: người Nhật vẫn tuân theo quy tắc trước sau, trên dưới và khi chào thì sẽ cúi người khoảng 15 độ, giữ 2 – 3 giây rồi từ từ đứng thẳng dậy. Kiểu chào này còn gọi là kiểu khẽ cúi chào.
- Chào hỏi trang trọng: dành cho các trường hợp người trên như cấp trên, người lớn tuổi, người có địa vị xã hội cao, … Khi chào sẽ cúi xuống khoảng 30 độ. Đây là kiểu chào hỏi bình thường.
- Chào hỏi mang ý nghĩa khác: khi chào hỏi mang ý nghĩa cảm ơn, cảm tạ hoặc cực kỳ kính trọng thì người chào sẽ cúi xuống 45 độ. Đây là kiểu chào mang ý nghĩ trang trọng.
Khi người Nhật cúi chào nhau thì có trường hợp họ sẽ bắt tay nhau khi đang cúi chào. Một số trường hợp chào xã giao thì sau khi cúi chào họ sẽ trao đổi danh thiếp cho nhau và không cần bắt tay. Thường thì trong trường hợp gặp nhau nhiều lần trong ngày, chỉ lần đầu chào theo kiểu trang trọng còn các lần sau sẽ chỉ khẽ chào.
Khi các bạn tham gia phỏng vấn đơn hàng xuất khẩu lao động hoặc phỏng vấn du học Nhật Bản các bạn nên chào theo kiểu chào hỏi trang trọng. Tức là sẽ cúi người 30 độ và chào bằng tiếng Nhật. Các bạn chú ý khi phỏng vấn xong và đi ra ngoài các bạn cũng nên chào như khi mới vào phòng. Đây chỉ là cách chào cơ bản của người Nhật, ngoài ra còn rất nhiều kiểu cúi chào trong nhiều trường hợp khác nhau. Chúc các bạn học được một kiểu chào theo phong cách Nhật Bản!
[2L]
Xem thêm các chủ đề khác:
Bình luận về bài viết này: