Bất cập bảo hiểm xã hội dành cho lao động đi làm việc tại nước ngoài

Tin XKLĐ – Theo luật sửa đổi bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ 01/01/2016, tất cả các lao động đi làm việc ở nước ngoài đều phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH). Vấn đề đóng bảo hiểm tất nhiên có lợi cho thực tập sinh và đảm bảo được quyền lợi của các thực tập sinh ở nước ngoài nhưng bên cạnh đó bất cập còn nhiều và lao động cũng không mặn mà với loại bảo hiểm này. Bất cập bảo hiểm xã hội dành cho lao động đi làm việc tại nước ngoài còn đang bỏ ngỏ chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền đưa ra giải pháp trong khi thực tập sinh vẫn không muốn nộp BHXH.

bất cập bảo hiểm xã hội dành cho lao động đi làm việc ở nước ngoài
Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Lao động đi XKLĐ không mặn mà với bảo hiểm xã hội 

Theo báo cáo của Vụ BHXH thuộc Bộ LĐTB&XH, trong năm 2016 chỉ có khoảng 2000 người lao động làm việc ở nước ngoài tham gia đóng BHXH. Con số này quá thấp so với số lượng hơn 100.000 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài mỗi năm chứng tỏ lao động đi XKLĐ không mặn mà với bảo hiểm xã hội.

Sau khi hỏi một số lao động đăng ký đi làm việc tại Nhật Bản, các lao động đều không có mong muốn đóng bảo hiểm xã hội vì “chẳng được lợi ích gì”. Nói là không được lợi ích gì thì không phải nhưng nếu đem so sánh với những loại bảo hiểm khác thì rõ ràng bảo hiểm xã hội chỉ dành cho những đối tượng bị bắt phải nộp bảo hiểm. Hiện nay rất nhiều lao động trong nước đã từ bỏ không nộp bảo hiểm xã hội mà chuyển qua các loại bảo hiểm khác với mức nộp tương đương nhưng quyền lợi được nhiều hơn. Lấy ví dụ như bảo hiểm Daichi-Life, với mức nộp tương đương BHXH, quyền lợi về các chi phí ốm đau đều tốt hơn gấp vài lần so với BHXH.

Phỏng vấn chị Lan Anh – thực tập sinh trúng tuyển đơn hàng gia công cơ khí đang học lớp tiếng Nhật tại trung tâm đào tạo tiếng Nhật Traum Việt Nam cho biết: 

“Em trước đây có đóng bảo hiểm xã hội khi đi làm công nhân nhưng sau khi trúng tuyển xuất khẩu lao động em không muốn nộp bảo hiểm xã hội nữa vì mức nộp cao phải chịu 100% phí nộp là 22%. Hơn nữa, theo em được biết BHXH ở nước ngoài là loại bảo hiểm ngắn hạn nên chỉ được hưởng bảo hiểm tai nạn và ốm đau còn tử tuất hay thai sản đều không được. Như vậy đối với lao động nữ như em quá thiệt thòi và bất công vì nếu mang thai em phải về nước trong khi không được hưởng chế độ gì.”

bất cập bảo hiểm xã hội dành cho lao động đi làm việc ở nước ngoài
Bất cập bảo hiểm xã hội dành cho lao động đi làm việc tại nước ngoài

Bất cập và khó triển khai

Theo Luật BHXH sửa đổi 2016, quy định về BHXH bắt buộc đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài khá cụ thể. Đối với người lao động đã từng tham gia BHXH bắt buộc thì mức đóng hàng tháng bằng 22% tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Với người chưa tham gia BHXH bắt buộc thì mức đóng bằng 22% của 2 lần mức lương tối thiểu tại Việt Nam. Các doanh nghiệp không phải hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người lao động mà chỉ thu hộ. 

Lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu hơn, nếu các bạn đi làm tại một nhà máy với mức lương 5 triệu/tháng sau khi các bạn đi XKLĐ sẽ phải nộp tiền bảo hiểm là 22% của 5 triệu đồng đó là 1,1 triệu/tháng. Sau khi các bạn sang nước ngoài làm việc, chính các đơn vị phái cử tại Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý các bạn sẽ có trách nhiệm thu số tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng là 1,1 triệu đồng này để nộp cho nhà nước. Chính những điểm này dẫn đến nhiều bất cập khiến người lao động không mặn mà với bảo hiểm xã hội. Thứ nhất, người lao động phải nộp số tiền bảo hiểm khá cao là 22%. Thứ hai, quyền lợi ít khiến người lao động không muốn nộp bảo hiểm. Thứ ba, người lao động sang nước ngoài làm việc vẫn được đóng bảo hiểm tại nước ngoài nếu họ đóng cả BHXH sẽ thành đóng hai loại bảo hiểm 1 lúc và rất không cần thiết. Thứ tư, mức lương của lao động không cao, nếu phải chịu thêm số tiền BHXH nữa người lao động sẽ phải nộp khoảng 10 triệu đồng mỗi năm đây là con số không hề nhỏ.

Theo Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng – Chuyên gia về an sinh xã hội cho biết:

“Ở một số quốc gia người lao động Việt Nam sang làm việc, tôi nói như ở Malaysia thì họ không hưởng chế độ hưu hay chế độ tuất mà họ chỉ được hưởng chế độ ngắn hạn như tai nạn lao động và ốm đau, đặc biệt là còn không được hưởng chế độ thai sản cho nên thường những người lao động Việt Nam khi gặp trường hợp thai sản là buộc phải về nước và như vậy là không công bằng.”

bất cập bảo hiểm xã hội dành cho lao động đi làm việc ở nước ngoài
Bất cập bảo hiểm xã hội dành cho lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thực tập sinh có nên đóng bảo hiểm xã hội 

Với nhiều bất cập như trên, việc thực tập sinh có nên đóng bảo hiểm xã hội là câu hỏi của nhiều người. Nhưng tôi có thể chắc chắn rằng các bạn sẽ rất nhanh có câu trả lời vì tỉ lệ nộp bảo hiểm xã hội khi đi lao động ngoài nước hiện nay chỉ là 2%. Theo như lời khuyên của các đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động thì do luật BHXH dành cho thực tập sinh còn nhiều bất cập và không đáp ứng được quyền lợi cho TTS nên các TTS hiện nay chưa nên nộp BHXH.

Một ý kiến trái chiều lại cho rằng: lao động dù trong nước hay ngoài nước đều nên nộp BHXH vì trước mắt có thể các bạn chưa thấy lợi ích nhưng nó sẽ có lợi ích về sau. Bảo hiểm là một phương án B cho các bạn khi đã hết tuổi lao động hoặc mất sức lao động vì thế nếu có thể hãy suy nghĩ cho bản thân lúc về già vừa đảm bảo cho bản thân các bạn vừa đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội cho đất nước.

Với nhiều ý kiến khác nhau về BHXH bắt buộc dành cho thực tập sinh chắc các bạn cũng nên có những ý kiến của riêng mình về vấn đề này. Nếu các bạn muốn nộp BHXH khi đi xuất khẩu lao động các bạn có thể liên hệ với đơn vị phái cử chịu trách nhiệm quản lý mình để được hướng dẫn các thủ tục và các thức nộp BHXH khi đang ở nước ngoài nhé.

[2L]

Chia sẻ ngay bài viết này:

facebook twiter pinterest linkedin tumblr reddit-icon

Bài viết liên quan:


Bình luận về bài viết này:

Quay lại đầu trang
© 2017 traumvietnam.com. Design by VietMoz.