Phong tục đón Tết của người Nhật Bản như thế nào?

Người Nhật đón tết như thế nào? Người Nhật ăn Tết dương lịch như các nước phương Tây. Họ không ăn Tết âm lịch như người Việt Nam. Tuy nhiên, ngày Tết tại Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống của “xứ sở hoa anh đào” và phong tục của quốc gia châu Á.

Người Nhật đón tết có nhiều nét tương đồng với các nước Châu Á

Người Nhật đón tết như thế nào? Vào những ngày Tết ở Nhật Bản, mọi người trong gia đình đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Từ ngoài cổng vào trong nhà đều được trang trí bằng những vật dụng làm bằng gỗ thông, cây mận và tre. Ngày 1/1 là một ngày ý nghĩa và quan trọng bởi nó đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới. Người Nhật quan niệm rằng, xem mặt Trời mọc vào ngày 1/1 là việc làm cần thiết nhất để chào đón một năm mới may mắn và thịnh vượng. Cũng giống như Việt Nam, người Nhật cũng quan niệm rằng không ai được nợ nần từ năm cũ sang năm mới, phải đi trả hết nợ để năm mới làm ăn mới được phát đạt và suôn sẻ.

Phong tục đón Tết của người Nhật Bản cũng có điểm tương đồng với các nước châu Á. Tuy nhiên cũng có một vài điểm khác biệt.

Phong tục đón Tết của người Nhật Bản
Phong tục đón Tết của người Nhật Bản – trang trí cây tùng (kadomatsu) trước cửa

Người Nhật đón tết có gì khác biệt

Trước ngày Tết, người dân Nhật Bản đều trang trí cây tùng ở trước cửa. Tương truyền rằng, vào những ngày Tết có vị thần Toshigamisama hạ giới sẽ trú ẩn trong cây tùng này. Người ta thường hay dựng cây tùng vào ngày 13/12 – ngày bắt đầu để chuẩn bị công việc đón tết. Những năm gần đây thì người dân Nhật Bản lui công việc này đến 27 và 28/12 mới dựng cây tùng. Họ kiêng không được dựng sau ngày 29 và đêm giao thừa.

Ngày Tết ở Nhật Bản nhiều gia đình trang trí các vật phẩm như: quả quýt màu da cam, thừng tết bằng cỏ, đồ đan bằng lá có màu trắng; dải dây màu trắng…trên khung cửa. Cây tùng tượng trưng cho sự trẻ mãi không già; quả quýt màu da cam tương trưng cho sự phồn thịnh vì từ này có âm đọc giống như “đời đời” của tiếng Nhật; thừng tết bằng cỏ được treo ở nơi thờ cúng mang ý nghĩa cầu tài lộc kính dâng lên các vị thần linh; lá cây màu trắng nói lên tấm lòng trinh bạch không tì vết; dải dây màu trắng có ý nghĩa đem lại sự yên bình, xua đuổi ma quỷ.
Người Nhật hay lấy tôm hùm làm đồ trang sức bởi nó có hình dáng như cụ già khom lưng – chỉ cảnh giàu sang phú quý, gia đình trường thọ, một nét đặc trưng nổi bật trong ngày Tết của người Nhật.

Tôm hùm tượng trưng cho giàu sang phú quý, cả nhà trường thọ
Tôm hùm tượng trưng cho giàu sang phú quý, cả nhà trường thọ

Để đón Tết người dân Nhật Bản cũng dọn dẹp, làm vệ sinh nhà cửa sạch sẽ vào những ngày cuối năm. Họ dọn dẹp sạch sẽ từ những ngóc ngách nhỏ nhất xung quanh nhà mà quanh năm không có thời gian để dọn dẹp.

Những người phụ nữ, các bà mẹ thường chuẩn bị những món ăn trong ngày Tết như: nấu món ăn tổng hợp và làm bánh Tết. Bánh Tết là biểu tượng của sự may mắn thường được những người phụ nữ làm vào ngày 28 hoặc ngày 30 Tết. Nếu làm bánh trong ngày 29 thì bị cho rằng ăn phải bánh khổ – quanh năm phải gặp điều khổ đau không tốt. Món ăn ý nghĩa và quan trọng của người Nhật vào năm mới là “món Tết”. Món Tết là món ăn ngọt được làm từ những nguyên liệu đơn giản như rễ cây, trứng cá, ngưu bàng, khoai lang, hạt dẻ, tảo, cá sardin khô…Tuy món ăn được làm từ những nguyên liệu thông thường nhưng nó lại có ý nghĩa giàu sang phú quý và tượng trưng cho sự  tốt lành. Đó là cách người Nhật đón tết trong năm mới.

Bánh Tết được làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết - Tượng trưng cho sự may mắn
Bánh Tết được làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết – Tượng trưng cho sự may mắn

Đêm 30 Tết, cả nhà cùng quay quần ăn bữa tất niên và cùng nhau đón giao thừa. Khoảnh khắc giao thừa vào lúc 24h, tiếng chuông nhà chùa được truyền hình trực tiếp với 108 tiếng thông qua truyền hình được phát sóng khắp cả nước. Người Nhật tin rằng 108 tiếng chuông chùa xua đuổi đi 108 con quỷ sứ. Trong tiếng chuông chùa ngân nga, gia đình cùng chúc nhau những điều tốt đẹp khi sang năm mới. Người chủ nhà ngồi trên cùng sẽ rút quạt ra đọc lời chúc mừng năm mới để cả nhà cùng đồng thanh chúc tụng. Người Nhật đón tết bằng cách cùng ăn bánh Tết và uống rượu thần.

Vị thần Toshigamisama của người Nhật được tôn sùng với lòng kính trọng cao thượng. Họ tin rằng vị thần này sẽ đem đến cho chủ nhà một luồng sinh lực đặc biệt trong chiếc bánh Tết sau khi cúng vị thần Toshigamisama. Và nó được gọi là sức mạnh của thần Toshigamisama. Và đây cũng chính là nguồn gốc của tục lì xì (Toshidama). Người Nhật thường cho quà, bánh kẹo hoặc tiền cho trẻ con khi chúng đến chúc Tết với mong muốn cho chúng luôn được khỏe mạnh, gia đình họ sẽ được giàu sang phú quý.

Mỗi năm người ta chỉ đi đền chùa ở hướng tốt của năm đó.
Mỗi năm người ta chỉ đi đền chùa ở hướng tốt của năm đó.

Vào đầu năm, một trong những công việc trọng đại của người dân Nhật đó là đi lễ chùa để cầu may mắn cho cả năm. Theo quan niệm của người Nhật, mỗi năm có một hướng tốt khác nhau và họ chỉ đi đền chùa của hướng năm đó mà thôi. Khi đến viếng chùa thì việc đầu tiên của mọi người là rửa sạch tay và xúc miệng. Tiếp đó, người đi lễ sẽ tung vào hòm công đức trong điện thờ mấy đồng tiền với ngụ ý gọi là tiền hương hoa dâng phật. Sau đó chắp tay lạy 2 lễ, vỗ tay 2 lần, rồi chắp tay cầu nguyện sau đó lạy một lễ kết thúc. Khi hành lễ xong, mọi người nộp tiền để rút thẻ hoặc mua một mũi tên thần với mong muốn được thần linh che chở và có một năm mới suôn sẻ, gia đình hạnh phúc.

Ngày mồng 1 Tết, cấp dưới đi chúc Tết cấp trên, bạn bè và hàng xóm xung quanh cùng chúc Tết lẫn nhau.
Họ coi đây là cuộc thăm viếng đầu Xuân, 3 ngày đầu tháng giêng được gọi là “ba ngày chúc tụng”. Tháng giêng từ lâu đã trở thành tháng hòa thuận. Họ thường để sổ ký tên và bút chì đặt trước cổng để khách đi chúc Tết sẽ để lại chữ ký, địa chỉ hoặc gài danh thiếp vào trong cuốn sổ với ý nói rằng đã đến nhà.

Tặng nhau thiếp mừng năm mới cũng là nét đặc sắc trong cách đón mừng năm mới của người Nhật.
Tặng nhau thiếp mừng năm mới cũng là nét đặc sắc trong cách đón mừng năm mới của người Nhật.

Điều đặc sắc của người Nhật chính là trao tặng nhau thiếp mừng vào năm mới. Theo thống kê, Nhật Bản là nước phát hành thiếp chúc mừng năm mới nhiều nhất trên thế giới. Phương thức đưa thiếp mừng của bưu điện cũng khá đặc biệt. Đầu tiên, họ sẽ gom toàn bộ số thiếp mừng năm mới đó lại rồi gửi đến người nhận vào đúng ngày mồng 1 Tết. Ngày này, mọi người đều háo hức chờ đợi thiệp chúc mừng năm mới với muôn hình muôn vẻ được gửi từ những người yêu quý họ. Những người được nhận sẽ ngồi ngắm những tấm thiếp, ôn lại quá khứ và chờ đón tương lai. Đây quả là sự hưởng thụ đặc biệt trong những ngày Tết đặc trưng của người Nhật.

Hy vọng những thông tin trên không chỉ hữu ích với các bạn đi du học Nhật Bản hay xuất khẩu lao động, mà qua đó chúng ta có thể hiểu thêm về văn hóa, phong tục và con người Nhật Bản.

xuantraum

Tags:

  • Người Nhật đón tết ra sao?
  • Người Nhật đón tết như thế nào?
  • Người Nhật đón tết có gì đặc biệt
  • Người Nhật đón tết âm hay dương
  • Nguoi Nhat don tet ra sao?
  • Nguoi Nhat don tet nhu the nao?
  • Nguoi Nhat don tet co gi dac biet
  • Nguoi Nhat don tet am hay duong

Chia sẻ ngay bài viết này:

facebook twiter pinterest linkedin tumblr reddit-icon

Bài viết liên quan:


Bình luận về bài viết này:

Quay lại đầu trang
© 2015 traumvietnam.com. Design by VietMoz.