Tiếng Việt bị xuất khẩu bất đắc dĩ sang xứ Phù Tang

Tin Việt Nhật – Đọc tiêu đề trên chắc các bạn còn thắc mắc, tại sao tiếng Việt bị xuất khẩu bất đắc dĩ sang xứ Phù Tang. Chuyện liên quan đến tiếng Việt được nhiều người biết đến là chuyện mừng nhưng trong trường hợp này lại là chuyện bất đắc dĩ. Ở một số vùng tại Nhật bạn sẽ không khó khi bắt gặp những câu tiếng Việt thậm chí ngay cả cảnh sát cũng nói được tiếng Việt và thực sự là tiếng Việt bị xuất khẩu bất đắc dĩ sang xứ Phù Tang.

Tiếng Việt bị xuất khẩu bất đắc dĩ sang xứ Phù Tang
Tiếng Việt bị xuất khẩu bất đắc dĩ sang xứ Phù Tang

Nhiều biển hiệu tại Nhật viết bằng tiếng Việt

Tiếng Việt ở xứ sở hoa anh đào đã trở nên phổ biến, tràn ngập trong các siêu thị là tấm biển “Cấm ăn cắp vặt”, “Ăn cắp vặt là phạm tội” hay “Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động” … Nếu bạn đi du lịch mà nhìn thấy các biển báo này không biết các bạn sẽ nghĩ sao. Một số ý kiến tỏ ra lạc quan hơn khi cho rằng, tấm biển chỉ mang mục đích cảnh cáo là chủ yếu, đồng thời chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ, do vậy đừng vội phán xét để hạ thấp hình ảnh người Việt. Nhưng cũng phải công nhận rằng việc những tấm biển đó là có thật và thực tế cho thấy rằng các chủ cửa hàng buộc phải viết bằng tiếng Việt là có lý do rất chính đáng.

Tiếng Việt bị xuất khẩu bất đắc dĩ sang xứ Phù Tang
Một biển hiệu cảnh báo tại Nhật viết bằng tiếng Việt

Cảnh sát Nhật Bản cũng đi học tiếng Việt

Nghe có vẻ lạ phải không nào, thực tế hiện nay lực lượng cảnh sát ở Nhật Bản đều phải học thêm ngoại ngữ nhất là những đơn vị liên quan nhiều đến tuần tra. Học viện Cảnh sát quốc gia Nhật Bản trong vài năm gần đây đều tổ chức mời các giáo viên là người Việt tham gia biên soạn giáo án và trực tiếp đứng lớp giảng dạy khóa đào tạo tập trung trong 2 tháng để nâng cao kỹ năng cho các học viên cảnh sát Nhật Bản. Tiếng Việt bỗng nhiên lại thông dụng ở Nhật hơn bao giờ hết không chỉ là từ hàng trăm ngàn du học sinh thực tập sinh Việt Nam sang Nhật mà còn từ chính những người Nhật đang “phải” học tiếng Việt để “làm việc” của mình. Tại sao lại vậy?

Tiếng Việt bị xuất khẩu bất đắc dĩ sang xứ Phù Tang
Cảnh sát Nhật Bản cũng “phải” học tiếng Việt

Tại sao vậy?

Tại sao tiếng Việt bị xuất khẩu bất đắc dĩ sang xứ Phù Tang …?Theo thông tin từ NHK, do số lượng người Việt ở tỉnh Miyagi đã tăng lên gấp 6 lần trong 5 năm kéo theo số trường hợp người Việt phạm tội tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê ở tỉnh này trong năm 2012 đến năm 2016, có 2400 người Viết sinh sống ở Miyagi chiếm 12% số người nước ngoài của toàn tỉnh. Tính đến năm 2016, số người Việt bị bắt vì trộm cắp vặt lên tới 20 người so với 1 người vào năm 2012. Chính vì sự bùng phát và tỉ lệ phạm tội tăng cao mà không chỉ ở Miyagi mà ở rất nhiều địa phương khác cũng bắt đầu có thêm một khóa học dành cho cảnh sát đó là: Khóa học tiếng Việt.

Tiếng Việt bị xuất khẩu bất đắc dĩ sang xứ Phù Tang
Tại sao tiếng Việt bị xuất khẩu bất đắc dĩ sang xứ Phù Tang

Nhìn vào con số 68% các vụ ăn cắp vặt tại Nhật đều có liên quan đến người Việt chắc các bạn sẽ thấy cảnh sát Nhật Bản cần thiết phải học tiếng Nhật như thế nào. Một cảnh sát sau khi tham gia khóa học tiếng Việt đã nhận xét:

“Nếu vì quá thiếu thốn mà ăn cắp những thứ nhu yếu phẩm cho cuộc sống như thực phẩm, đồ uống…thì người Nhật còn có thể bỏ qua, nhưng có những bạn trẻ người Việt sử dụng điện thoại loại đắt tiền mà lại ăn cắp quần áo, mỹ phẩm phục vụ cho sở thích cá nhân, thậm chí bán lấy tiền là không thể chấp nhận được. Chúng tôi yêu tiếng Việt và yêu con người Việt Nam, nhưng các bạn hãy tự suy nghĩ lại…”.

Thực sự xin lỗi những đồng hương đang sinh sống ở Nhật, các bạn làm gì thì làm nhưng đừng đừng ăn cắp vặt nữa. Như vậy không đáng và cũng không giúp các bạn giàu hơn được đâu, hãy làm việc chính đáng và kiếm tiền từ chính sức lao động của bản thân. Tôi tin các bạn cũng muốn đứng ở đất Nhật và tự hào nói với mọi người rằng “Tôi là người Việt Nam”.

[2L]

 

Chia sẻ ngay bài viết này:

facebook twiter pinterest linkedin tumblr reddit-icon

Bài viết liên quan:


Bình luận về bài viết này:

Quay lại đầu trang
© 2017 traumvietnam.com. Design by VietMoz.