Theo thông tin của Bộ LĐ TB & XH sẽ xử phạt lao động bổ trốn tại nước ngoài nhằm giảm tình trạng lao động bỏ trốn đã khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả. Tuy nhiên cuối cùng đến tháng 3/2016 nghị định 95 xử phạt hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động chính thức được áp dụng. Theo nghị định 95 các trường hợp bị phạt gồm có:
- Ở lại nước ngoài trái phép sau khi đã kết thúc hợp đồng, hết hạn cư trú.
- Bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng.
- Nhập cảnh nước tiếp nhận lao động nhưng không đến nơi làm việc theo hợp đồng. Nếu vi phạm, người lao động sẽ bị phạt từ 80 – 100 triệu, cấm làm việc ở nước ngoài từ 2 -5 năm.
Mức phạt lao động 100 triệu liệu có đủ răn đe
Nhiều câu hỏi đặt ra về mức phạt của Bộ LĐ TB & XH đã đủ tính răn đe hay chưa và vẫn đang gây nhiều tranh cãi nhưng có một sự thật là vẫn có nhiều lao động mới bỏ trốn ở đất Nhật.Giải thích cho cho vấn đề này, ông Lê Như An – Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Traum Việt Nam một công ty có nhiều năm làm trong ngành xuất khẩu lao động Nhật Bản cho hay:
Phạt nhiều hay phạt ít không quan trọng bằng ý thức của thực tập sinh, nếu phạt ít thực tập sinh sẽ không coi ra gì và trốn ra ngoài làm vẫn có nhiều tiền hơn, nếu phạt nhiều quá thực tập sinh sẽ có cách lách luật để nhà nước không thể truy thu. Câu chuyện của chúng ta bây giờ là xây dựng ý thức cho thực tập sinh mới là giải pháp lâu dài còn phạt tiền vẫn chỉ là giải pháp trước mắt. Còn đánh giá về mức phạt 100 triệu, tôi cho rằng mức phạt đó là mức phạt thấp.
Theo như lời ông Lê Như An, có thể giải pháp này chỉ là tình thế nhưng sau khi ban hành đã có hàng ngàn lao động bỏ trốn tình nguyện về nước trước thời hạn để không bị phạt và ít nhiều mức phạt 100 triệu này vẫn có tác dụng trước mắt.
Mức phạt lao động bỏ trốn 100 triệu có phải hơi “thấp”
Chúng ta sẽ đưa ra một vài con số về thực tập sinh tại Nhật để các bạn có thể hình dung dễ hơn nhé. Mức lương cơ bản của thực tập sinh thường là 13 Man/tháng. Sau khi trừ các khoản phí TTS sẽ nhận về khoảng 9 – 10 Man/tháng. Nếu đi làm thêm bên ngoài TTS sẽ không phải đóng các khoản phụ phí, mỗi tháng cũng sẽ dành dụm được khoảng 15 triệu VNĐ trở lên. Nếu có sức khỏe tốt và làm nhiều, mỗi năm lao động bỏ trốn có thể dành dụm được đến 300 triệu hoặc hơn. Với con số ấy, mức phạt lao động 100 triệu vì bỏ trốn là chưa đủ răn đe.
Theo thông tin được biết, phía Nhật Bản cũng có những biện pháp mạnh tay nhằm răn đe và giảm tình trạng lao động bỏ trốn như cấm các doanh nghiệp tiếp nhận lao động bỏ trốn làm việc hay cấm các chủ nhà cho lao động bỏ trốn thuê phòng. Nếu bị phát hiện sẽ xử phạt 3 triệu yên (~60 triệu VNĐ) cho mỗi đối tượng là lao động bỏ trốn.
Bình luận về bài viết này: