Kintsugi Nhật Bản – nghệ thuật hàn gắn tạo nên vẻ đẹp mới của gốm sứ

Nước Nhật 2017 – Kintsugi hay còn có tên khác là Kintsukuroi là một kỹ thuật truyền thống của người Nhật được sử dụng để ghép nối những món đồ gốm đã bị nứt vỡ. Với kỹ thuật Kintsugi nghệ thuật ghép nối tạo nên vẻ đẹp độc tôn của gốm sứ. Sau khi được ghép nối lại, các món đồ sứ không những không mất đi giá trị của mình mà thậm chí giá trị của nó còn được tăng thêm một bậc. Nhiều người nghĩ rằng Kintsugi được ghép nối bằng vàng và giá trị của nó là từ bột vàng mà nên nhưng thực tế không phải vậy, chất liệu chính để phục hồi các chỗ hư hỏng lại là bột thạch cao và giá trị của tác phẩm sau khi phục hồi là vẻ đẹp từ sự khuyết thiếu và Kintsugi được xem là kỹ thuật đặc trưng trong nền văn hóa Nhật Bản.

Kintsugi nghệ thuật ghép nối tạo nên vẻ đẹp độc tôn của gốm sứ
Kintsugi nghệ thuật ghép nối tạo nên vẻ đẹp độc tôn của gốm sứ

Nguồn gốc của kỹ thuật Kintsugi

Người Nhật cho rằng, khởi nguồn của kỹ thuật Kintsugi là từ thời đại Muromachi (thế kỉ 14 – 16) khi mà thời kỳ văn hóa Trà đạo đang trở nên vô cùng thịnh hành. Lúc đó, tướng quân Yoshimasa Ashikaga vô tình làm vỡ chén uống trà mà ngài yêu thích, do tiếc nuối và không muốn thay thế một chiếc chén khác nên tướng quân Yoshimasa đã cho người mang những mảnh vỡ của nó sang Trung Quốc để sửa chữa. Sau khi sửa xong, món đồ mà tướng quân nhận về là một chiếc chén được “hàn” lại vô cùng thô kệch. Không chấp nhận điều này, tướng quân Yoshimasa đã yêu cầu những nghệ nhân gốm sứ Nhật Bản tìm ra phương thức sửa chữa mới. Từ đây, một phương pháp phục hồi mới chuyên dành cho gốm sứ đã bắt đầu ra đời chính là tiền đề cho kỹ thuật Kintsugi sau này. Vì tính nghệ thuật cũng như giá trị đặc thù của nó, Kintsugi hầu như chỉ áp dụng để sửa chữa những món đồ gốm dùng trong Trà Đạo. Sau này, khi kỹ thuật này thịnh hành và được cả thế giới biết đến, Kintsugi được áp dụng trong nhiều đồ vật gốm sứ khác nhau không chỉ giới hạn trong Trà đạo nữa.

Kỹ thuật Kintsugi - ghép nối phục hồi đồ gốm sứ kiểu Nhật
Kỹ thuật Kintsugi – ghép nối phục hồi đồ gốm sứ kiểu Nhật

Kintsughi – trân trọng vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo

Khi sử dụng đồ gốm, bạn đã biết chắc rằng một ngày nào đó chúng sẽ bị nứt vỡ. Theo quan niện của người Nhật Bản, dù đã hư hỏng nhưng chúng là những món đò đã từng đồng hành và mang lại niềm vui cho người sử dụng. Do đó, kỹ thuật Kintsugi ra đời nhằm lưu giữ hình dáng thủa ban đầu của những món đồ mà chúng ta từng rất trân quý, qua đó thể hiện tâm ý cảm ơn và tấm lòng yêu mến vẫn còn vẹn nguyên. Đây chính là suy nghĩ rất đặc trưng của người Nhật Bản, thể hiện quan điểm mỹ học có nguồn gốc từ Phật giáo “Wabi Sabi” vốn trân trọng vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo.

Ba phương pháp Kintsugi tiêu biểu

Có 3 phương pháp (kỹ thuật) Kintsugi được coi là tiêu biểu gồm:

Kake – mẻ, thủng: sử dụng sơn mài đã trộn với bột vàng để đắp vào vết khuyết mẻ hoặc lấp vết thủng.

Hibi – nứt: Sử dụng sơn mài và bột vàng để trám các vết nứt mảnh và nhỏ

Ware – vỡ: Sử dụng sơn mài và bột vàng để kết dính các mảnh vỡ với nhau. Đối vưới những món đồ gốm bị vỡ nhưng không tìm được mảnh ghép cùng bộ, người thợ có thể thay thế bằng mảnh vỡ của món đồ gốm khá, kỹ thuật này thường gọi là Yobitsugi.

Sau này, còn xuất hiện một số kỹ thuật Kintsugi đặc thù nhưng giới hạn trong bài viết này các bạn chỉ cần ghi nhớ 3 phương pháp tiêu biểu này là có thể áp dụng trên hầu hết các món đồ gốm sứ bị nứt vỡ rồi.

Với Kintsugi - giá trị của các món đồ góm không chỉ được lưu giữ mà còn được nâng tầm
Với Kintsugi – giá trị của các món đồ gốm không chỉ được lưu giữ mà còn được nâng tầm

Bốn bước cơ bản trong kỹ thuật Kintsugi

Gia cố hỗn hợp kết dính: sơn mài vốn không có độ kết dính cao. Đối với phương pháp Hibi hoặc tương tự, sơn mài sẽ được trộn chung với bột mì và nước để tăng khả năng kết dính.

Gia cố hỗn hợp trám: Khi trám vết mẻ hoặc thủng, lớp sơn mài sẽ lâu khô và kém nhẵn mịn bề mặt nếu đắp quá dày. Để khắc phục điểm yếu này, người thợ sẽ trộn sơn mài chung với bột gạo, một loại sợi chuyên dụng trong Kintsugi có tên “kokusowata” và bột gỗ.

Mài nhẵn bề mặt: Đối với phương pháp Ware, sau khi hỗn hợp trám (gồm sơn mài, bột Tonoko và nước) đã khô, người thợ sẽ dùng giũa để gọt nhẵn bề mặt vết trám.

Tạo lớp nền trước khi phủ trang trí: Để lớp bột vàng, bạc hoặc bạch kim có thể lên màu chuẩn xác và tươi tắn hơn sau khi hoàn thành, một lớp sơn mài đỏ sẽ được phủ lên bề mặt vết trám.

Tô điểm cho vết vá: Sau cùng người thợ sẽ phủ một lớp bột vàng, bạc hoặc bạch kim lên bề mặt vế vá để tăng tính thẩm mỹ cho món đồ.

Nghệ thuật Kintsugi Nhật Bản
Nghệ thuật Kintsugi Nhật Bản

Không có vết nứt nào giống vết nứt nào, cũng như không có vết hàn trám nào lại giống y như nhau. Sự kém hoàn thiện ban đầu hóa ra lại chính là cơ sở để những món đồ gốm vốn sứt mẻ rũ bỏ sự cô tịch để khoác lên người vẻ đẹp độc tôn đầy kiêu hãnh. Bởi vậy, quả thật không ngoa khi nói rằng, Kintsugi là một phương pháp phục hồi truyền thống không những mang đầy tinh thần nhân đạo mà còn thể hiện cảm quan đầy tinh tế của người Nhật đối với cuộc sống.

Nếu bạn là một người yêu thích vẻ đẹp từ những vết nứt, hãy nghiên cứu Kintsugi và bạn sẽ thấy nó thật tuyệt vời. Chính sự không hoàn hảo lại tạo ra vẻ đẹp vô cùng cho những món đồ bị vỡ và một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra cuộc sống cũng như Kintsugi dù không hoàn hảo nhưng đều có vẻ đẹp của riêng nó. Do vậy, hãy nhìn nhận mọi việc một cách tích cực lạc quan chứ đừng luôn nhìn vào cái hiển hiện trước mắt, gốm vỡ lại lành, gương vỡ khó lành nhưng dù chắp vá nó cũng có giá trị của riêng mình.

[2L]

Chia sẻ ngay bài viết này:

facebook twiter pinterest linkedin tumblr reddit-icon

Bài viết liên quan:


Bình luận về bài viết này:

Quay lại đầu trang
© 2017 traumvietnam.com. Design by VietMoz.