Được gì và mất gì khi đi xuất khẩu lao động

Hôm trước mình vô tình được gặp một lao động đăng ký đi xuất khẩu lao động tại văn phòng. Sau buổi nói chuyện tại văn phòng, mình thấy lao động có một cái nhìn rất khác về việc đi lao động nước ngoài. Cụ thể là việc họ tính toán được mất khi đi lao động và khi ở Việt Nam. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cái nhìn của anh bạn lao động mà tôi được được gặp.

 

được và mất của xkld

 

Sau buổi nói chuyện với người lao động nọ, tôi đã hiểu hơn về cách nghĩ của những con người quyết tâm đi xkld với mục tiêu đổi đời. Và trước khi quyết định đi lao động nước ngoài lao động sẽ đánh giá được mất như thế nào?

Những cái “được” khi đi lao động nước ngoài

Đối với những ai chưa hiểu xkld, việc tính toán được những gì khi đi lao động có lẽ sẽ hơi khó. Nhưng anh bạn của tôi đã từng qua 2 trung tâm xkld, cuối cùng quyết định đăng ký tại Traum. Trước khi đăng ký anh đã đắn đo những cái được khi đi lao động nước ngoài đó là sẽ có một số vốn kha khá khi về nước. Với một phép tính đơn giản, lương khi đi lao động là 30 triệu/tháng. Chi phí sinh hoạt ăn uống khoảng 10 triệu, tính ra sẽ để được khoảng 20 triệu/ tháng. Đi làm 3 năm cũng để được ngót ngét 700 triệu. Trừ đi chi phí xkld bỏ ra ban đầu cũng còn hơn 500 triệu. Trong 3 năm dành dụm được 500 triệu là một con số đáng mơ ước.

Ngoài số vốn tương đối lớn trên là vốn ngoại ngữ khá tốt, sống 3 năm tại Nhật sẽ trau dồi cho bạn vốn tiếng Nhật khoảng trình độ N3, nếu bạn nào có năng khiếu và cố gắng học sẽ được trình độ N2 và đó là tiền đề cho tương lai khi bạn trở về Việt Nam làm việc.

 

Những cái “mất” khi đi lao động nước ngoài

Có được thì cũng phải có mất, lao động khi đi nước ngoài làm việc cái mất lớn nhất chính là xa gia đình. Trong suốt 3 năm, nếu như không có việc gì quá quan trọng chắc lao động sẽ không về nhà.

Ngoài cái mất là xa gia đình cái tiếp theo chính là sự vất vả, đừng bao giờ nghĩ rằng sang Nhật lao động là sướng, các lao động thường làm thêm để có thêm thu nhập nên thời gian làm thường vào khoảng 12h/ngày và với cường độ làm việc công nghiệp sẽ rất vất vả. Lao động thường có câu nói vui: “Sang Nhật làm con trâu đi cày thì về Việt Nam mới làm được con người, còn nếu sang Nhật làm con người thì về Việt Nam lại phải làm trâu”.

Phải chịu đựng là thứ bị “mất” khi sang nước ngoài làm việc bởi nếu như cảm thấy không thích với công việc hiện tại hoặc có những vấn đề khác phát sinh thì lao động cũng không được bỏ việc vì bỏ việc đồng nghĩa với phá hợp đồng lao động và phải về nước hoặc bỏ trốn trở thành lao động bất hợp pháp.

 

Từ những cái được và mất đó, vẫn có rất nhiều lao động lựa chọn con đường xuất khẩu lao động chứng tỏ đây là một con đường rất hấp dẫn dành cho các lao động muốn thay đổi cuộc sống. Không những thế, sau khi về nước các lao động còn có thêm những cơ hội việc làm rất hấp dẫn. Còn bạn thì sao, bạn có muốn làm “trâu” ba năm để sau này làm người tốt hơn không?

[2L]

 

 

Chia sẻ ngay bài viết này:

facebook twiter pinterest linkedin tumblr reddit-icon

Bài viết liên quan:


Bình luận về bài viết này:

Quay lại đầu trang
© 2015 traumvietnam.com. Design by VietMoz.