Tin tức xuất khẩu lao động – Theo thống kê của bộ LĐTB&XH, trong tháng 3/2017 có 8274 lao động sang nước ngoài làm việc. Đáng chú ý là trong số 8274 lao động xuất cảnh có 3,823 lao động đi Nhật và 3,580 lao động đi Đài Loan. Nhiều chuyên gia đã nhận định thị trường XKLD Nhật Bản dần cân bằng với thị trường XKLD Đài Loan.
Xem thêm: Xuat khau lao dong Nhat Ban
Nhật Bản và Đài Loan là hai thị trường lao động lớn nhất ở Việt Nam chiếm đến gần 90% tổng số lao động đi xuất khẩu lao động. Trong năm 2016, thị trường Đài Loan vẫn là thị trường hàng đầu chiếm khoảng 54% và thị trường Nhật Bản chiếm 34%. Cũng trong năm 2016, một số chính sách mới và sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản đã khiến Nhật Bản trở thành thị trường lao động nóng hơn bao giờ hết. Không những vậy, Thế vận hội Olympic 2020 sẽ được diễn ra tại Nhật Bản với sự đầu tư công phu kỹ lưỡng của đất nước này khiến cho Nhật Bản đang là một công trường cực lớn chuẩn bị chào đón thế vận hội. Có lẽ chính vì là chủ nhà của thế vận hội mà thị trường lao động Nhật Bản đã dần lớn mạnh ngang bằng với thị trường Đài Loan.
Xem thêm: Giao lưu bóng đá Traum Việt Nam 22/04
Nhật Bản – Thị trường xuất khẩu lao động ổn định
Cùng nhìn lại báo cáo thống kê của Bộ LĐTB&XH về số lượng lao động xuất cảnh sang nước ngoài làm việc trong tháng 3/2017. Đài Loan: 3.580 lao động (1.144 lao động nữ), Nhật Bản: 3.823 lao động (1.252 lao động nữ), với những con số đó có thể thấy rằng thị trường XKLD Nhật Bản tăng trường không quá mạnh và không quá nhanh nhưng thị trường Đài Loan đã bị sụt giảm đáng kể. Nhìn lại những con số thống kê vào cùng kỳ tháng 4/2016 số lao động đi làm việc tại Đài Loan là khoảng 6,000 lao động và tổng số lao động đi làm tại nước ngoài mỗi tháng từ 10,000 đến 12,000. Như vậy sự sụt giảm đáng kể của thị trường Đài Loan trong tháng 3 đã kéo theo số lượng lao động xuất khẩu cũng giảm theo nhưng thị trường Nhật Bản vẫn ổn định và còn có dấu hiệu tăng nhẹ.
Xem thêm: Ngồi cũng là nghệ thuật của người Nhật
Như đã giải thích phía trên, nhu cầu lao động tại Nhật vẫn khá cao và không có dấu hiệu giảm nhiệt. Không những thế việc chuẩn bị cho Olympic 2020 sẽ tốn khá nhiều nhân công nên vấn đề lao động bị thiếu hụt ở Nhật sẽ không hạ nhiệt ít nhất cho đến khi Olympic qua đi. Một thị trường rất cần lao động, một thị trường cao cấp với mức lương cao, chế độ tốt sẽ là một thị trường lao động ổn định trong nhiều năm tới.
Một vài nhận định từ các chuyên gia:
Nhận định từ chủ tịch hội đồng quản trị Traum Việt Nam ông Lê Như An về thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là thị trường lao động cao cấp, thị trường này có nhiều điểm đặc thù riêng nhưng kèm theo đó là chế độ môi trường làm việc tốt, lương cao là yếu tố chính hấp dẫn nhiều lao động đến với Nhật Bản. Ngoài những yếu tố chính đó còn có sự ổn định của thị trường này cũng là một điểm khiến lao động tin tưởng khi tham gia làm việc tại Nhật Bản
Nhận định của ông Trần Văn Chính trưởng phòng tuyển dụng lao động ngoài nước Traum cho hay:
So sánh Nhật Bản và Đài Loan có lẽ không cần phải nói nhiều chắc ai cũng sẽ nghiêng về Nhật Bản hơn. Nếu nói về cơ sở vật chất cũng như môi trường có lẽ Nhật Bản hơn Đài Loan một chút nhưng nếu xét trên các khía cạnh về con người thì Đài Loan lại không thể nào bằng được Nhật Bản. Ngoài các vấn đề về mức lương cũng như công việc, cuối năm trước có khá nhiều vụ việc về chính trị liên quan đến vấn đề biển đảo khiến tình hình Việt Nam và Trung Quốc khá căng thẳng cũng ảnh hưởng khá nhiều đến vấn đề lao động sang Đài Loan làm việc là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút lao động ở thị trường Đài Loan.
Qua hai nhận định trên có thể thấy rằng thị trường Nhật Bản sẽ vẫn là thị trường được đánh giá ổn định trong vài năm tới còn thị trường Đài Loan vẫn là một thị trường thu hút nhiều lao động tham gia nhưng sẽ không ổn định. Cũng theo nhiều thông tin cho biết thị trường Nhật Bản sẽ có một số thay đổi vào cuối năm nay và đầu năm sau tuy nhiên trước khi các dự luật của Nhật được chính thức có hiệu lực chúng ta còn chưa thể đánh giá chi tiết ảnh hưởng của nó tới tình hình lao động xuất khẩu Nhật Bản.
[2L]
Bình luận về bài viết này: