Hiện nay vấn đề lao động nước ngoài bỏ trốn đang là một trong những vấn đề nhức nhối đối với nhiều công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản. Để hạn chế tình trạng này các công ty xuất khẩu lao động bắt thực tập sinh phải cam kết không bỏ trốn trong thời gian làm việc ở nước ngoài bằng việc đóng một khoản phí chống trốn hay còn gọi là tiền đặt cọc.
Gần đây 3 lao động Việt Nam ở Đài Loan đã bị chủ nhiệm văn phòng kinh tế – văn hóa tại Việt Nam ở Đài Loan xử phạt vì bỏ trốn với mức phạt 80 -100 triệu VNĐ và cấm đi lao động nước ngoài từ 2 đến 5 năm. Đây là 3 lao động đầu tiên của Việt Nam bị phạt vì bỏ trốn.
>>> 3 lao động Việt Nam đầu tiên bị phạt vì bỏ trốn ở nước ngoài
Việc 3 lao động bị phạt đã cảnh cáo cho tất cả các lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài đang có ý định bỏ trốn. Cùng với đó các lao động bỏ trốn còn làm ảnh hưởng tới các đơn vị tham gia đưa người lao động sang nước ngoài. Chính vì thế người lao động phải làm cam kết chống trốn và đóng một khoản phí nhất định sẽ được trả lại người lao động sau khi về nước gọi là tiền chống trốn. Quy định này từ năm 2010 trở về trước được nhà nước cho phép thực hiện.
Tiền chống trốn là gì?
Tiền chống trốn là khoản tiền mà người lao động nộp cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động Nhật Bản để cam kết về việc hoàn thành hợp đồng và không trốn ra ngoài làm thêm bất hợp pháp.
Tiền chống trốn và những mặt tiêu cực
Mức phí khi thu tiền chống trốn được các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra khoảng 5000 USD ~ 100 triệu VNĐ. Một mức phí rất cao đối với người lao động để ràng buộc trách nhiệm. Khoản tiền chống trốn này sẽ được gửi vào tài khoản ngân hàng theo quy định của nhà nước và sẽ được trả lại sau khi hoàn thành hợp đồng giữa lao động và doanh nghiệp. Số tiền chống trốn được trả lại bao gồm số tiền đã đóng với doanh nghiệp + số tiền lãi gửi ở ngân hàng.
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc không nắm rõ luật về tiền chống trốn nên đã không trả số tiền lãi của lao động. Không chỉ thế, vì số tiền chống trốn là khá lớn nên nhiều doanh nghiệp thậm chí còn “mở đường” cho lao động bỏ trốn để lấy khoản tiền đặt cọc của lao động.
Nặng nhẹ giữ uy tín doanh nghiệp và tiền chống trốn
Nhật Bản đưa ra luật cấm thu tiền chống trốn
Với nhiều tiêu cực xảy ra xoay quanh tiền chống trốn, giữa năm 2010 Nhật Bản đã cấm doanh nghiệp thu tiền chống trốn của tu nghiệp sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Đây là là tin mừng cho các lao động muốn sang Nhật Bản nhưng lại là nỗi lo của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp làm gì sau khi luật cấm thu tiền chống trốn được ban hành
Sau khi luật này được ban hành nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động lung túng không biết làm thế nào. Người lao động không bị ràng buộc nếu như bỏ trốn thì công ty xuất khẩu lao động sẽ không chỉ không được gì từ việc lao động phá hợp đồng mà còn mất đi uy tín với các doanh nghiệp Nhật.
Chính vì vậy mà để hạn chế việc lao động bỏ trốn có nhiều công ty vẫn ngầm thỏa thuận với người lao động về việc thu phí chống trốn. Có nhiều lao động thắc mắc về khoản phí này thì thấy các doanh nghiệp không mặn mà lắm cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy nếu có doanh nghiệp yêu cầu bạn về khoản tiền này dù đã bị cấm thì các bạn cũng hiểu tại sao các doanh nghiệp làm như vậy vì uy tín của doanh nghiệp được đặt lên vai chính các bạn đi lao động nước ngoài.
Câu chuyện đúng sai về tiền chống trốn vẫn là vấn đề chưa có lời giải giữa doanh nghiệp và người lao động. Chính vì thế mà câu chuyện có nên tái thu phí chống trốn vẫn đang là vấn đề tranh cãi cho tới giờ. Thế nhưng chúng tôi khuyên bạn khi tham gia lao động nên tuân thủ đúng hợp đồng không chỉ có lợi cho bản thân mà còn tạo dựng được uy tín và dần thay đổi bộ mặt của lao động Việt Nam ở nước ngoài. Từ đó chính các bạn sẽ là người giải quyết được vấn đề đang gây tranh cãi này và tạo điều kiện cho nhiều lao động khác có cơ hội dễ dàng hơn khi muốn tham gia lao động nước ngoài.
[2L]
Bình luận về bài viết này: