Hồ sơ du học Nhật Bản – Chào các bạn, các bạn đã từng tự làm hồ sơ đi du học Nhật Bản chắc các bạn cũng không lạ gì với lịch Nhật Bản rồi phải không. Lịch ở Nhật Bản có hai dạng đó là lịch theo lịch phương Tây và lịch của Nhật Bản. Cả hai loại lịch này được dùng song song ở Nhật khiến cho rất nhiều bạn đôi khi khó khăn trong việc tra cứu cũng như điền các thông tin vào hồ sơ. Ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về lịch Nhật Bản và tra lịch theo niên hiệu để các bạn mới không bị bỡ ngỡ nhé.
Một số bài viết khác có thể bạn quan tâm:
Người Nhật xem lịch như thế nào?
Nhiều bạn sau khi thấy nói rằng ở Nhật có hai loại lịch là lịch theo lịch phương Tây và lịch tính theo niên đại thì thắc mắc người Nhật xem lịch như thế nào? Người Nhật xem lịch cũng y như người Việt Nam thôi các bạn nhé. Đa phần các loại lịch ở Nhật Bản được in đều ghi số năm theo năm dương lịch của phương Tây. Vì thế khi các bạn mua lịch ở Nhật thì các bạn vẫn có thể xem lịch được như bình thường.
Còn về lịch tính theo niên đại thì dùng lúc nào? Rất nhiều giấy tờ hành chính ở Nhật vẫn dùng song song cả hai kiểu lịch này, vì thế khi bạn điền vào các giấy tờ ở Nhật bạn nên biết cả hai lịch để có thể tính chính xác được năm cần điền nhé.
Niên hiệu các năm ở Nhật
Người Nhật Bản tính năm theo niên hiệu của các đời Nhật Hoàng, năm đầu tiên trị vì của một Nhật Hoàng sẽ gọi bằng Niên hiệu + Gannen, từ các năm sau sẽ gọi băng Niên hiệu + số năm. Ví dụ: Nhật Hoàng (Thiên Hoàng) của Nhật hiện nay lấy niên hiệu là Bình Thành (Heisei) và lên ngôi năm 1989, do vậy mọi người còn gọi đương kim Nhật Hoàng là Thiên Hoàng Bình Thành và năm Bình Thành đầu tiên gọi là Heisei Gannen (1989), năm Bình Thành 2 là Heisei 2 (1990), năm Bình Thành 3 là Heisei 3 (1991), ….
Từ năm 645 đến nay có 245 đời Nhật Hoàng, vì vậy mình sẽ liệt kê một số đời Nhật Hoàng kèm theo năm gần đây nhất để các bạn dễ nhớ và tính được năm cho đúng nhé.
- Heisei (平成) – Bình Thành: 1989 – nay
- Shōwa (昭和) – Chiêu Hòa: 1926–1989
- Taishō (大正) – Đại Chính: 1912–1926
- Meiji (明治) – Minh Trị: 1868–1912
- Keiō (慶応) – Khánh Ứng: 1865—1868
- Genji (元治) – Nguyên Trị: 1864—1865
- Bunkyū (文久) – Văn Cửu: 1861—1864
- Man’en (万延) – Vạn Diên: 1860—1861
- Ansei (安政) – An Chính: 1854—1860
- Kaei (嘉永) – Gia Vĩnh: 1848—1854
- Kōka (弘化) – Hoằng Hóa: 1844—1848
Cách tính năm dương lịch theo niên hiệu
Như đã nói ở trên, chúng ta nếu nhớ được niên hiệu và số năm bắt đầu của thời Nhật Hoàng đó chúng ta sẽ rất dễ để tính ra năm đó là năm thứ bao nhiêu. Công thức tính như sau: Năm cần tính = Năm dương lịch cần tính – năm bắt đầu niên đại + 1. Còn nếu năm cần tính mà trùng với năm bắt đầu niên đại thì chúng ta sẽ không gọi là 1 mà gọi là Gannen nhé.
Lấy ví dụ luôn: mình sinh năm 1989, năm này trùng với năm Bình Thành đầu tiên. Vậy năm theo niên đại Nhật Bản của mình sẽ là Heisei Gannen. Tiếp theo, anh của mình sinh năm 1980, năm này thuộc thời Shōwa (Chiêu Hòa) 1926–1989. Ta lấy 1980 – 1926 + 1 = 55. Như vậy, ông anh của mình sinh năm Showa 55 (Chiêu Hòa 55). Dễ mà =_=
Tra cứu lịch theo niên hiệu
Một cách đơn giản hơn để đỡ phải ngồi tính tính toán toán đó là chúng ta sẽ …. tra bảng luôn. Do bảng hơi dài nên mình sẽ chỉ đưa ra bảng của Heisei và Showa thôi nhé. Từ năm 1926 tới nay chắc đủ cho đại đa số các bạn xài rồi nhỉ.
Niên đại | Năm Japan | Năm dương lịch | Phiên âm |
平成 | 30 | 2018 | Heisei |
平成 | 29 | 2017 | Heisei |
平成 | 28 | 2016 | Heisei |
平成 | 27 | 2015 | Heisei |
平成 | 26 | 2014 | Heisei |
平成 | 25 | 2013 | Heisei |
平成 | 24 | 2012 | Heisei |
平成 | 23 | 2011 | Heisei |
平成 | 22 | 2010 | Heisei |
平成 | 21 | 2009 | Heisei |
平成 | 20 | 2008 | Heisei |
平成 | 19 | 2007 | Heisei |
平成 | 18 | 2006 | Heisei |
平成 | 17 | 2005 | Heisei |
平成 | 16 | 2004 | Heisei |
平成 | 15 | 2003 | Heisei |
平成 | 14 | 2002 | Heisei |
平成 | 13 | 2001 | Heisei |
平成 | 12 | 2000 | Heisei |
平成 | 11 | 1999 | Heisei |
平成 | 10 | 1998 | Heisei |
平成 | 9 | 1997 | Heisei |
平成 | 8 | 1996 | Heisei |
平成 | 7 | 1995 | Heisei |
平成 | 6 | 1994 | Heisei |
平成 | 5 | 1993 | Heisei |
平成 | 4 | 1992 | Heisei |
平成 | 3 | 1991 | Heisei |
平成 | 2 | 1990 | Heisei |
平成 | Gannen | 1989 | Heisei |
昭和 | 63 | 1988 | Shōwa |
昭和 | 62 | 1987 | Shōwa |
昭和 | 61 | 1986 | Shōwa |
昭和 | 60 | 1985 | Shōwa |
昭和 | 59 | 1984 | Shōwa |
昭和 | 58 | 1983 | Shōwa |
昭和 | 57 | 1982 | Shōwa |
昭和 | 56 | 1981 | Shōwa |
昭和 | 55 | 1980 | Shōwa |
昭和 | 54 | 1979 | Shōwa |
昭和 | 53 | 1978 | Shōwa |
昭和 | 52 | 1977 | Shōwa |
昭和 | 51 | 1976 | Shōwa |
昭和 | 50 | 1975 | Shōwa |
昭和 | 49 | 1974 | Shōwa |
昭和 | 48 | 1973 | Shōwa |
昭和 | 47 | 1972 | Shōwa |
昭和 | 46 | 1971 | Shōwa |
昭和 | 45 | 1970 | Shōwa |
昭和 | 44 | 1969 | Shōwa |
昭和 | 43 | 1968 | Shōwa |
昭和 | 42 | 1967 | Shōwa |
昭和 | 41 | 1966 | Shōwa |
昭和 | 40 | 1965 | Shōwa |
昭和 | 39 | 1964 | Shōwa |
昭和 | 38 | 1963 | Shōwa |
昭和 | 37 | 1962 | Shōwa |
昭和 | 36 | 1961 | Shōwa |
昭和 | 35 | 1960 | Shōwa |
昭和 | 34 | 1959 | Shōwa |
昭和 | 33 | 1958 | Shōwa |
昭和 | 32 | 1957 | Shōwa |
昭和 | 31 | 1956 | Shōwa |
昭和 | 30 | 1955 | Shōwa |
昭和 | 29 | 1954 | Shōwa |
昭和 | 28 | 1953 | Shōwa |
昭和 | 27 | 1952 | Shōwa |
昭和 | 26 | 1951 | Shōwa |
昭和 | 25 | 1950 | Shōwa |
昭和 | 24 | 1949 | Shōwa |
昭和 | 23 | 1948 | Shōwa |
昭和 | 22 | 1947 | Shōwa |
昭和 | 21 | 1946 | Shōwa |
昭和 | 20 | 1945 | Shōwa |
昭和 | 19 | 1944 | Shōwa |
昭和 | 18 | 1943 | Shōwa |
昭和 | 17 | 1942 | Shōwa |
昭和 | 16 | 1941 | Shōwa |
昭和 | 15 | 1940 | Shōwa |
昭和 | 14 | 1939 | Shōwa |
昭和 | 13 | 1938 | Shōwa |
昭和 | 12 | 1937 | Shōwa |
昭和 | 11 | 1936 | Shōwa |
昭和 | 10 | 1935 | Shōwa |
昭和 | 9 | 1934 | Shōwa |
昭和 | 8 | 1933 | Shōwa |
昭和 | 7 | 1932 | Shōwa |
昭和 | 6 | 1931 | Shōwa |
昭和 | 5 | 1930 | Shōwa |
昭和 | 4 | 1929 | Shōwa |
昭和 | 3 | 1928 | Shōwa |
昭和 | 2 | 1927 | Shōwa |
昭和 | Gannen | 1926 | Shōwa |
Mẹo nhỏ, các bạn hãy nhớ một vài mốc quan trọng sẽ dễ tra lịch hơn. Nếu không các bạn hãy tra lịch một lần và … học thuộc để lần sau điền nhé. Nếu vẫn còn thắc mắc cứ để lại comment nhé, mình sẽ giúp hướng dẫn các bạn tra lịch cực đơn giản luôn.
[2L]
Bình luận về bài viết này: