Du học sinh xin việc làm thêm ở Nhật có khó không?
Câu trả lời là Có, mà cũng là Không. Du học vừa học vừa làm là chuyện rất bình thường và xin được việc làm thêm ở Nhật hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như có người quen giới thiệu bạn không, kinh nghiệm làm việc của bạn trong lĩnh vực nào đó là như thế nào, hay như tiếng Nhật của bạn có tốt không. Nơi bạn sống cũng là yếu tố có liên quan, vì nếu bạn sống ở miền quê thì sẽ không nhiều công việc làm thêm lắm, còn nếu bạn sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Fukuoka, Osaka, Hokaido … thì sẽ có nhiều việc làm thêm hơn. Ngoài ra, khả năng xin được việc làm thêm cũng tùy thuộc vào việc công việc bạn xin đòi hỏi trình độ tiếng Nhật tới mức nào. Công việc càng ít đòi hỏi trình độ tiếng Nhật thì du học sinh càng dễ xin.
Đối với nước Nhật, nếu bạn muốn xin việc làm thêm, bạn cần phải có được giấy phép làm thêm do Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp phép. Bạn có thể xem quy định về việc làm thêm tại Nhật tại bài viết: “Các quy định việc làm thêm cho du học sinh tại Nhật Bản“
Khi đã đủ điều kiện để có thể đi làm thêm thì bạn có thể nhờ trường học giới thiệu các việc làm thêm hoặc bạn tự tìm việc làm thêm. Tuy nhiên bạn vẫn phải tự liên hệ với người tuyển dụng để xin việc và việc viết đơn xin việc làm thêm tại Nhật là điều rất quan trọng. Ngay sau đây Traum sẽ hướng dẫn bạn viết một đơn xin việc hoàn chỉnh.
履歴書 (rirekisho) hay còn gọi là sơ yếu lý lịch nộp cho công ty khi bạn đi xin việc. Bạn có thể mua mẫu hồ sơ ở các cửa hàng tạp hóa. Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch, bạn phải viết bằng bút bi đen, viết rõ ràng, trường hợp viết nhầm cũng không được gạch hay tẩy xóa mà phải viết tờ khác. Vì thế bạn nên mua vài mẫu hồ sơ để khỏi phải đi nhiều nếu bị viết nhầm.
Dưới đây là một mẫu rirekisho đã được điền đầy đủ thông tin. Phần số khoanh tròn màu đỏ nhằm mục đích giải thích cho người xem, sẽ không xuất hiện trong bản rirekisho thật nhé.
Hướng dẫn chi tiết các mục trong đơn xin việc làm thêm tại Nhật:
Ngày bạn đem nộp hoặc gửi hồ sơ:
Họ tên của bạn
Cũng giống như người Việt, người Nhật cũng viết họ tên theo thứ tự họ trước tên sau. Khi viết, bạn chú ý không nên bôi đậm họ tên của mình, điều này không được đánh giá cao với nhà tuyển dụng người Nhật đâu nhé.
Dấu tên
Đây là phần dành cho dấu tên của bạn. Thật tốt nếu bạn có con dấu tên cho riêng mình, hãy đặt hình dấu tên ở chỗ này. Nếu không có, bạn hãy để trống.
Ảnh thẻ
Việc dán ảnh thẻ vào hồ sơ xin việc là điều rất quan trọng với nhà tuyển dụng Nhật Bản, cũng như các nhà tuyển dụng khác. Điều này giúp nhà tuyển dụng chắc chắn rằng bạn chính là người tham gia phỏng vấn, và cũng giúp họ nhớ được ứng viên cho sự lựa chọn của mình. Khi chụp ảnh thẻ, bạn cần chú ý những điểm sau:
- Kích thước của ảnh nên là 3×4
- Ảnh chụp trong vòng 3 tháng
- Bạn nên mặc trang phục công sở (nếu là nam, nên mặc áo sơ mi và thắt cavat)
- Hình ảnh nghiêm túc, gọn gàng, không trang điểm lòe loẹt
Ngày tháng năm sinh, tuổi và giới tính
Địa chỉ hiện tại
Số điện thoại liên hệ hiện tại
Thông tin liên hệ:
Nếu như bạn có người thân quen tại Nhật (bạn bè, họ hang, …) hãy điền thông tin của họ vào đây. Trường hợp không có ai, hãy để trống phần này.
Điện thoại liên hệ:
Quá trình học tập:
Ở phần này, bạn cần liệt kê tất cả các trường đã theo học theo thứ tự thời gian. Bạn phải ghi rõ quá trình học tại những trường nào, từ thời gian nao đến thời gian nào, tại khoa nào.
Quá trình làm việc:
Tương tự, bạn cũng liệt kê quá trình làm việc theo trình tự thời gian. Mỗi lần liệt kê tên một công ty mình đã làm việc, bạn cần ghi chữ入社 sau tên công ty. Ở phần nghỉ việc tại công ty, bạn điền cụm từ一身上の都合により退社 (vì lí do cá nhân).
Bằng và chứng chỉ:
Đây là phần liệt kê bằng cấp, chứng chỉ mà bạn có như bằng lái xe, chứng chỉ tin học, chứng chỉ tiếng Anh hay tiếng Nhật, …
Kĩ năng, lí do ứng tuyển
Ở phần này, bạn liệt kê những kĩ năng mà mình có, chú ý tới kĩ năng liên quan tới đặc điểm công việc nhằm khẳng định khả năng hoàn thành tốt công việc đó. Điều này chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.
Về phần trình bày lí do muốn làm công việc đó, người Nhật rất chú trọng điểm này, vì thế bạn hãy dành thời gian viết phần này thật cẩn thận và kỹ lưỡng.
Thời gian đi lại
Nếu bạn không sống ở Nhật Bản, hoặc bạn đang ở Nhật nhưng ứng tuyển từ một nơi cách khá xa với công ty/nơi làm việc thì nên để trống chỗ này nhé.
Số người phụ thuộc (trừ vợ/chồng)
Ghi số người cạnh chữ 人. Nếu không, điền “0.”
Vợ chồng
Khoanh tròn 有 nếu đã kết hôn, hoặc 無 nếu chưa lập gia đình.
Hỗ trợ từ vợ/chồng:
Khoanh 有 nếu bạn đã lập gia đình và nhận được hỗ trợ từ vợ/chồng, chọn 無 nếu không.
Mong muốn, nguyện vọng
Nếu như bạn có mong muốn về tiền lương, công việc, thời gian hay vị trí làm việc, hãy trình bày ở phần này của hồ sơ xin việc. Bạn cũng cần chú ý khi trình bày, hãy tìm hiểu rõ về công việc mình ứng tuyển, và cân nhắc kỹ lưỡng nếu đề cập về mức lương nhé.
Người bảo hộ:
Ở phần này, sẽ tốt hơn cho bạn nếu để trống nhé. Với trường hợp bạn dưới 20 tuổi (theo luật của Nhật), bạn cần điền thông tin của người bảo hộ như: tên tuổi, địa chỉ, điện thoại liên hệ.
Và, điều cuối cùng, hãy cẩn thận kiểm tra lại hồ sơ của mình sau khi viết xong nhé. Chúc các bạn thành công!
-[L]-
Từ khóa: đơn xin việc làm thêm tại Nhật, don xin viec lam them tai nhat
Bình luận về bài viết này: