Chào các bạn, hôm nay chúng ta cùng đến xứ sở phù tang để tìm hiểu về sumo – môn võ cổ truyền của người Nhật. Một môn võ truyền thống với nhiều nét đặc trưng mà chỉ ở Nhật bạn mới thấy. Nếu các bạn đang đi du học ở Nhật mách nhỏ các bạn một điểm giải trí chính là các sàn đấu Sumo, các bạn hãy thử đi xem một lần và cảm nhận nhé.
Sumo – môn đấu vật dành cho người to béo
Đấu vật trên thế giới thường cũng phân chia hạng cân, với mỗi hạng cân đều có tên hạng nhất định, hạng cân cao nhất sẽ quy vào hạng nặng. Nếu tính theo cách phân chia trên chắc các đấu sĩ sumo Nhật Bản sẽ quy vào hạng siêu siêu nặng. Mỗi đấu sĩ sumo thường có trọng lượng từ 150kg đến 300kg. Để có được cân nặng như vậy các võ sĩ sumo phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định về chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập trong một khoảng thời gian dài. Bạn đừng coi thường các võ sĩ sumo vì nghĩ rằng họ to béo và không linh hoạt, những cú chồm của một võ sĩ hạng nặng không khác gì một cái tát của một con gấu 250kg đâu.
Xem thêm: Võ sĩ Samurai Nhật Bản
Cách thức đấu sumo
Hai đấu sĩ sumo sẽ đấu trên một bệ đất vuông được đắp cao, bên trong là một vòng tròn được bện bằng rơm có đường kính 4,55 mét được chôn chìm một nửa dưới bệ đất.bên trong vòng tròn có 2 vạch cũng được bện bằng rơm chôn chìm một nửa xuống nền đất cách nhau 80 cm là vạch để hai võ sĩ đứng chuẩn bị.
Trọng tài không phải là một người bình thường chứ không phải là một đấu sĩ sumo, trọng tài thường mặc những bộ đồ giống thầy cúng và là người chủ trì nghi lễ trước khi bắt đầu.
Khi thi đấu võ sĩ sumo sẽ chỉ đóng khố và búi tóc theo kiểu cổ, đây là trang phục thường thấy kh
Nghi lễ trước khi bắt đầu, hai đấu sĩ sẽ cầm một nắm muối vung lên trên đầu với mục đích trừ tà sau đó hai đấu sĩ sẽ đứng vào vị trí chuẩn bị ở hai vạch rơm giữa sàn đấu. Tiếp đến là nghi thức chào trước khi bắt đầu, nghi thức này được thực hiện 3 lần và trọng tài sẽ ra hiệu khi bắt đầu.
Khi có hiệu lệnh của trọng tài hai đấu sĩ sẽ cùng chồm vào nhau và thường trận đấu sẽ kết thúc chỉ trong vài giây. Thời gian cho một trấn đấu sumo không có giới hạn nhưng thường sẽ kết thúc rất nhanh. Đấu sĩ nào bị đẩy ra ngoài vòng tròn sẽ bị xử thua.
Xem thêm: Lễ hội cờ cá chép ở Nhật Bản
Cấp bậc trong sumo chuyên nghiệp
Các đấu sĩ sumo trước khi lên đài thi đấu đều phải trải qua một quá trình rèn luyện gian khổ trong các lò luyện sumo. Có nhiều võ sĩ quyết định theo nghiệp sumo từ khi chỉ 15 tuổi. Khi ở trong các lò luyện, các võ sĩ sẽ phải dậy sớm và ăn uống điều theo chế độ đặc biệt để có được trọng lượng tốt nhất có thể. Sauk hi được các lò luyện này chứng nhận tốt nghiệp võ sĩ đó mới chính thức được thi đấu.
Sau khi trở thành võ sĩ chuyên nghiệp sẽ có các cấp độ khác nhau: Juryo (cấp thấp nhất), Maegashira, Komusubi, Sekiwake, Ozeki, Yokozuna.
Ngày nay có nhiều võ sĩ lựa chọn cho mình con đường theo nghiệp sumo, sau khi trở thành võ sĩ chuyên nghiệp và tham gia thi đấu các võ sĩ còn có cơ hội kiếm được tiền từ các giải đấu và tiền thưởng từ khán giả. Vì vậy mà sumo là một trong những nghề nghiệp cao quý tại Nhật Bản.
[2L]
Bình luận về bài viết này: