Nếu nói đến xuất khẩu lao động, Việt Nam là nước xuất khẩu lao động khá lớn với hơn 11,000 lao động đi XKLD mỗi tháng tập trung chủ yếu ở thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản và xuất khẩu lao động Đài Loan. Ngoài hình thức xuất khẩu lao động ngoài nước, rất nhiều người còn đánh giá Việt Nam là nước xuất khẩu lao động tại chỗ, để đi sâu hơn về câu chuyện xuất khẩu lao động tại chỗ của Việt Nam chúng ta cùng xem Việt Nam đang XKLD tại chỗ như thế nào nhé.
Xuất khẩu lao động tại chỗ ở Việt Nam
Xuất khẩu lao động tại chỗ là gì?
Nếu các bạn hiểu xuất khẩu lao động ngoài nước tức là đưa lao động sang nước ngoài làm việc vậy xuất khẩu lao động tại chỗ các bạn có thể hiểu là sử dụng lao động làm việc trong nước nhưng nguyên liệu là của nước ngoài.
Cụm từ xuất khẩu lao động tại chỗ được mọi người đưa ra khi phân tích thấy thị trường trong nước hoàn toàn ngược với thị trường nước ngoài. Trong khi XKLD ngoài nước đưa lao động sang nước ngoài làm việc, nguyên vật liệu cũng từ nước sở tại trong khi XKLD tại chỗ lấy lao động trong nước còn nguyên vật liệu lại hoàn toàn là của nước ngoài. Vì vậy, ngoài việc lao động không phải sang nước ngoài, hình thức kinh doanh hiện nay của Việt Nam đa phần có thể coi là XKLD tại chỗ.
Xem thêm: Tổng hợp đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản 2016
Đánh giá chung về hình thức XKLD tại chỗ ở Việt Nam
Xuất khẩu lao động tại chỗ ở Việt Nam đã tồn tại khá lâu năm, hình thức kinh doanh này giúp nhiều doanh nghiệp có được những mặt hàng chất lượng cao nhờ nguồn nguyên liệu nhập khẩu và thị trường tiêu thụ ở các thị trường lớn như Châu Âu hay Châu Mỹ. Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng bên cạnh đó hình thức kinh doanh này cũng tiềm tàng nhiều nguy cơ.
Theo một số chuyên gia kinh tế nhận định, do các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và các đơn hàng từ chính nước sở tại nên có thể nói rằng Việt Nam là điểm trung gian gia công sản phẩm. Doanh nghiệp Việt Nam lấy nguyên liệu từ chính đơn vị tiêu thụ sau khi gia công lại bán lại cho họ như vậy doanh nghiệp Việt không khác gì người làm thuê và một khi “ông chủ” không cần chúng ta có thể thất nghiệp bất cứ lúc nào.
Giải pháp hạn chế rủi ro của xuất khẩu lao động tại chỗ
Theo xu hướng phát triển và sự phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam là một nước phát triển với nhân công rẻ rất thích hợp với hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ. Mặc dù còn nhiều rủi ro và hạn chế nhưng trong thời gian ngắn sẽ không thể cải biến được nhiều, các doanh nghiệp trong nước nếu muốn vững chân nên xây dựng thương hiệu để khi hội nhập ngoài “làm thuê” cho các ông chủ ngoài nước các doanh nghiệp sẽ sản phẩm thương hiệu cho chính doanh nghiệp của mình. Với nhiều lợi thế cạnh tranh từ nguồn nhân công giá rẻ, cơ hội để trụ vững tại thị trường hội nhập là rất cao nhưng nếu các doanh nghiệp không thể đảm bảo được chất lượng cùng giá cả cạnh tranh sớm muộn sẽ bị các doanh nghiệp nước ngoài nuốt chửng.
Đến đây các bạn chắc đã hiểu tại sao gọi là xuất khẩu lao động tại chỗ rồi phải không? Có thể vấn đề này không liên quan đến xuất khẩu lao động ngoài nước nhưng nó sẽ liên quan đến nhiều lao động trong nước và có thể là chính các bạn. Nếu các bạn có ý định kinh doanh, hãy vạch ra phương hướng đúng đắn để có thể tồn tại lâu dài và làm một ông chủ thực sự. Chúc các bạn thành công!
p/s: Nhật Bản là một cường quốc kinh tế, ban đầu Nhật Bản đề ra chính sách muốn giàu nhanh chóng cách tốt nhất là cướp được thật nhiều. Họ đi xâm lược thuộc địa vơ vét tài nguyên nhưng thấy cũng không giàu được nhanh chóng mà còn bị thất bại nặng nề. Cuối cùng Nhật Bản nghĩ cách làm giàu khác, họ không đi cướp nữa mà họ tự làm ra thứ mà các nước khác cần để bán lại. Sau một thời gian khủng hoảng ban đầu, Nhật Bản đã vùng lên thành một cường quốc kinh tế với những thương hiệu nổi tiếng thế giới về công nghệ cũng như chất lượng.
Bình luận về bài viết này: