Hướng dẫn ôn tập toán để làm bài thi phỏng vấn xkld

Khi tham gia phỏng vấn đơn hàng thường sẽ có 3  hoặc 4 phần thi. Hai phần thi đầu là thi toán và thi logic, hai phần thi sau là thi tay nghề và phỏng vấn. Bài viết này Traum Việt Nam sẽ giúp các bạn ôn tập kiến thức để làm bài thi toán tốt hơn.

ôn tập toán

Thường bài thi toán sẽ có 15 đến 20 câu và làm trong 30 phút. Tức là 1 câu trong đề thi các bạn làm trong khoảng gần 2 phút. Và khi con 5 phút các bạn nên xem lại bài chứ không nên cố làm tiếp. Đối với các bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, tỉ lệ phỏng vấn bằng đề thi toán là 100%.

Trong đề thi toán sẽ có các câu với nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên tôi đánh giá là không khó. Các câu thường sẽ phải làm các phép tính cộng trừ nhân chia là chủ yếu, một số đề khó hơn một chút là tính ngược tức là có kết quả và điền vào chỗ trống. Chúng ta sẽ cùng xem các dạng cơ bản trong bài thi toán:

Dạng thứ nhất: Chỉ có cộng trừ

Dạng này là dạng dễ nhất, quy tắc là làm trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau

VD: 13 + (6 – 19) +(23 + 12) =

Ta làm trong ngoặc trước  (6 -19) = -13 và (23+12) = 35

Như vậy ta có 13 + (6 – 19) +(23 + 12) = 13 + (-13) + 35

Trường hợp +(-13) ta làm theo nguyên tắc khác dấu là âm cùng dấu là dương. Tức là +(-13) thì kết quả là -13 vì + và – là khác dấu. Còn nếu – (-13) = 13 vì cùng dấu.

Vậy 13 + (-13) + 35 = 13 -13 + 35 = 35

Cũng đơn giản phải không nào.

Dạng thứ hai: kết hợp giữa cộng trừ và nhân chia

Dạng này tính toán phức tạp hơn một chút, quy tắc vẫn là trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau và nhân chia trước cộng trừ sau. Chú ý là ưu tiên trong ngoặc trước nhân chia nhé.

VD: 45 – 12(16 +4) + 9 x 10 =

Chúng ta tính trong ngoặc trước (16+4) = 20

45 – 12(16 +4) + 9 x 10 = 45 – 12 x 20 + 9 x 10

Giờ không còn ngoặc ta sẽ tính nhân chia trước cộng trừ sau:12 x 20 = 240 và 9 x 10=90. Thay vào trong phép tính ta có:

 45 – 12 x 20 + 9 x10 = 45 – 240 + 90 = -105

Dạng thứ ba: phép tính với số thập phân

Tính toán với số thập phân cũng là kiểu tính làm nhiều bạn bị nhầm lẫn. Quy tắc tính với các phép cộng trừ là đặt phép tính để phần nguyên (phần trước dấu phẩy) bằng với phần nguyên và phần thập phân bằng phần thập phân

VD: 56,53489 – 3,6589 =

Ta đặt tính như sau: 56,53489

                                       3,6589

                                     ————-

                                      52,87599

Đối với phép tính nhân và chia các bạn làm bình thường như không có dấu phẩy, sau khi có kết quả ta đếm có bao nhiêu chữ số sau dấu phẩy của 2 số ban đầu thì đếm ngần ấy số trong kết quả và thêm vào dấu phẩy. Chú ý đếm từ phải sang trái nhé.

VD: 23,3 x 10,25 =

Ta tính 233 x 1025 = 238825

Hai số ban đầu là 23,3 có 1 số sau dấu phẩy. Số 10,25 có hai số sau dấu phẩy nên tổng có 3 số sau dấu phẩy vì vậy ta thêm dấu phẩy vào kết quả ở vị trí thư 3 từ phải sang trái. Kết quả sẽ là 238,825. Phép chia làm tương tự nhé.

Chú ý: phép chia đôi khi viết là 23,3 : 10,25 hoặc 23,3 ÷ 10,25 cũng đều là phép chia nhé.

Dạng thứ tư: phép tính với phân số

Dạng này nhiều bạn không làm được hoặc làm sai nhiều vì không nắm được cách làm. Quy tắc làm là phép nhân lấy tử nhân tử mẫu nhân mẫu. Phép chia lấy số chia nhân với nghịch đảo của số bị chia. Đơn giản phải không nào.

Dạng thứ năm: điền vào dấu ba chấm

Dạng này các bạn phải tính toán theo quy tắc chuyển vế đổi dấu.

VD: 12 + 65,4 –  … = 10

Theo quy tắc chuyển vế đổi dấu các bạn sẽ chuyển phần … về một bên của dấu = và tất cả các số khác ở một bên của dấu = . Chúng ta chuyển như sau:

Số 10 chuyển sang bên trái dấu = và đang là 10 sau khi chuyển sẽ thành -10

12  + 65,4 – … -10 = 0 (vì bên phải không còn gì nên để bằng 0)

Ta chuyển phần … sang bên phải, trước dấu … là dấu trừ nên khi chuyển sẽ thành dấu cộng: 12 + 65,4 -10 = …

Bây giờ ta có thể tính được dấu … bằng bao nhiêu rồi phải không. Kết quả là 67,4.

Đây là 5 dạng cơ bản nhất trong bài thi, đôi khi trong bài thi toán có nhiều khó hơn một chút. Nếu không làm được các bạn nên làm những câu dễ trước làm câu khó sau và nhớ tuân thủ quy tắc tính toán của 5 dạng bài nhé. Chúc các bạn thi tốt!

[2L]

Chia sẻ ngay bài viết này:

facebook twiter pinterest linkedin tumblr reddit-icon

Bài viết liên quan:


Bình luận về bài viết này:

  • Cách nhân số thập phân hdan sai
    45-240+90=-105
    ———–

    Chào bạn,
    Mình vừa kiểm tra lại thấy vẫn đúng mà. Kể cả phép tính bạn comment mình thấy cũng không có vấn đề gì mà.
    Cám ơn bạn đã góp ý cho Traum!

  • có thêm dạng toán gọi là toán đố, hình học nữa không ạ
    —————

    Chào bạn,
    Đa phần các bài thi liên quan đến cộng trừ nhân chia cơ bản, tuy nhiên vẫn có những dạng khác như là tìm quy luật theo tính logic hay điền vào chỗ trống. Do vậy dạng toán đố thì mình chưa thấy qua còn hình học thì có nhưng ít thôi nhé.
    Thông tin đến bạn!

  • Có 1 đề cụ thể làm ví dụ không
    —————-

    Chào bạn,
    Ví dụ thì có một dạng bài thường hay được làm là cộng số theo quy tắc. Bài thi sẽ làm trong 3 phút và có 5 bài như vậy, làm được 1 bài hoàn chỉnh sẽ được 1 điểm, làm hết và đúng là được 5 điểm. Đề bài như ảnh sau:
    Bài thi toán
    Quy tắc là sẽ cộng hai số gần nhau và viết kết quả vào ô ở giữa hai số đó ngay bên dưới. Nếu tổng vượt quá 10 thì chỉ ghi lại kết quả của số sau cùng. Ví dụ 11 thì điền kết quả là 1, 17 điền kết quả là 7, 10 thì điền kết quả là 0. Kết quả như hình sau:
    Kết quả
    Chú ý: trong bài thi thật đề bài sẽ không ít số như vậy mà có thể sẽ là 10 hay 12 số. Mình demo nên chỉ là dạng rút gọn thôi nhé.

  • nguyễn bá phương

    bạn ơi phép tính 45 – 12(16 +4) + 9 x 10 = -105 chứ
    ———

    Chào bạn,
    Chỗ này mình tính sai, cảm ơn bạn đã góp ý!

  • Nguyễn mậu bình

    Mình muốn có bài cộng trừ , nhân , chia, hai số ví dụ như 84+52 vậy nak

  • có thể cho em xin mẫu luyện tập test tay nghề ngành may trên giấy không ạ.
    ———-

    Chào bạn,
    Mẫu bài thi đó mình không có nhé, bạn thông cảm!
    Thông tin đến bạn!

  • Huỳnh thị thời

    Bài toán 45_12(16+4)+9×10=_105
    Mình thấy sai rùi đó bạn
    =_285 mới đúng chứ

Quay lại đầu trang
© 2015 traumvietnam.com. Design by VietMoz.