7 điều cần biết về luật lao động ở Nhật Bản – Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bạn nên tìm hiểu kĩ về luật lao động ở Nhật, thường các công ty xuất khẩu lao động sẽ có những buổi giúp các bạn thực tập sinh hiểu hơn về luật lao động, tuy nhiên nhiều công ty lại không hề phổ biến cho lao động về luật lao động. Bài viết sẽ giúp các bạn biết một số thông tin phải nắm được khi tham gia lao động tại Nhật Bản.
Xem thêm các bài viết khác:
- 4 Cách đi làm việc ở nước ngoài bạn nên biết
- Tìm hiểu về chương trình điều dưỡng hộ lý Nhật Bản
- 76 bệnh viện do Bộ LĐTB&XH chỉ định được phép khám sức khỏe đi XKLĐ
- 20 điều cần biết về du học Nhật Bản
- Danh sách các công ty xuất khẩu lao động có giấy phép trên cả nước
7 điều cần biết về luật lao động ở Nhật Bản
1. Điều kiện làm việc
Trước khi đi lao động tại Nhật, trong hợp đồng mà doanh nghiệp ký với người lao động thường sẽ ghi rõ ràng về điều kiện làm việc và các công việc lao động sẽ làm. Nếu không có bạn nên yêu cầu xem xét lại hợp đồng lao động.
2. Nghiêm cấm ép buộc lao động
Theo luật lao đông Nhật, nghiêm cấm doanh nghiệp ép buộc lao động làm những việc không có trong hợp đồng hoặc trung gian ép buộc lao động làm việc.
3. Trong hợp đồng lao động nghiêm cấm việc miêu tả đền bù nếu vi phạm hợp đồng
Trong hợp đồng lao động nghiêm cấm việc miêu tả việc đền bù của lao động hay doanh nghiệp nếu phá hợp đồng. Mọi thủ tục pháp lý về việc phá hợp đồng sẽ được luật pháp giải quyết nếu hai bên không tự thương lượng được.
4. Quy định về sa thải lao động
Nếu doanh nghiệp muốn sa thải lao động, thứ nhất phải có lý do chính đáng, thứ hai báo trước 30 ngày trước khi đuổi việc, thứ 3 trả lại tất cả tài sản thuộc về người lao động trong vòng 7 ngày từ khi lao động có yêu cầu.
Chú ý: Nếu người lao động đang trong thời gian điều trị bệnh do ốm đau hoặc tai nạn, doanh nghiệp không được sa thải lao động.
5. Trả lương
Theo quy định chung việc trả lương cho nhân viên trong doanh nghiệp là trả bằng tiền chứ không chấp nhận hiện vật. Số tiền lương sẽ được trả hết cho người lao động trong 30 ngày và có thể trả một lần hoặc nhiều lần.
Nhật Bản quy định mức lương tối thiểu cho mỗi ngành nghề, vậy nên nếu doanh nghiệp trả lương thấp hơn bạn có thể kháng nghị với nghiệp đoàn.
Xem thêm: Mức lương tối thiểu vùng dành cho thực tập sinh Nhật Bản 2018
Chú ý: các khoản thuế thu nhập hoặc bảo hiểm … sẽ bị trừ trực tiếp vào tiền lương của người lao động. Số tiền mà lao động nhận là số tiền sau khi đã trừ các khoản chi phí khác.
6. Thời gian làm việc và làm thêm
Đây là vấn đề được nhiều lao động quan tâm nhất và cũng quan trọng nhất. Theo luật lao động của Nhật Bản, thời gian làm việc không được quá 8h/ngày và 40h/tuần. Thời gian làm việc thường sẽ từ thứ 2 đến thứ 7. Lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày trong tuần hoặc 4 ngày trong tháng.
Thời gian lao động làm việc ngoài thời gian quy định được tính là thời gian làm thêm. Mức lương làm thêm thường nhiều hơn 25% mức lương làm chính thức và nếu làm đêm (22h – 5h sáng) sẽ được thêm phụ cấp ăn đêm hoặc tính trực tiếp vào lương.
Trong ngày nghỉ lao động làm thêm sẽ có mức lương tối thiểu tính thêm 35% so với mức lương bình thường.
7. An toàn lao động
Người Nhật rất quan trọng an toàn lao động, trước và trong khi làm việc doanh nghiệp thường tổ chức các buổi phổ biến kiến thức về an toàn lao động và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Việc trang bị đồ bảo hộ lao động cũng không thể thiếu đối với doanh nghiệp, các bạn khi tham gia lao động nên tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn lao động nếu không muốn bị kỉ luật.
Đó là 7 điều cơ bản nhất bạn cần biết về luật lao động ở Nhật. Các bạn nên ghi nhớ và hiểu rõ những điều khoản này vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các bạn. Chúc các bạn thực tập sinh làm việc tốt trên đất nước mặt trời mọc và đừng quên chia sẻ những kinh nghiệm xuất khẩu lao động ở Nhật Bản cho mọi người nhé!
[2L]
Nguyễn Ngọc Tuấn
E đi đơn sử dụng thiết bị đào sới mà bây giờ công ty e cho công ty khác thuê lại và làm những việc không đúng theo hợp đồng vd như đổ bê tông cắt sắt lắp dàn giáo,… thì giờ e phải làm thế nào.
—–
Phan dai
Cho e hoi cty bat bon e o nha kho be teo ma chat choi dong nguoi ma tru tien nha cao thi bon e muon kien co kien duoc ko ah