Tìm hiểu về bộ quy tắc ứng xử CoC-VN dành cho các doanh nghiệp XKLD

Nhắc đến CoC-VN chắc không ít bạn đang nhầm lẫn đến bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, thực ra bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông cũng là CoC nhưng không phải là CoC-VN. Thực chất CoC-VN là bộ quy tắc ứng xử dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động sang nước ngoài làm việc. Đơn vị giám sát việc thực hiện CoC-VN là Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam VAMAS và Tổ chức lao động quốc tế ILO. Năm 2016 theo đánh giá của VAMAS và ILO đã có 37 đơn vị được đánh giá 5 sao và không có đơn vị nào được đánh giá 6 sao, để hiểu hơn về bộ quy tắc ứng xử CoC-VN chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về bộ quy tắc ứng xử này nhé.

 

Tìm hiểu về bộ quy tắc ứng xử CoC-VN dành cho các doanh nghiệp XKLD

 

Mục đích của bộ quy tắc ứng xử CoC-VN

Để đảm bảo sự phát triển bền vững xây dựng uy tín thương hiệu ngày càng cao của các doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt hơn luật pháp quốc gia, các tiêu chuẩn lao động quốc tế, Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam với sự hợp tác, hỗ trợ của Cục quan lý lao động ngoài nước và tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã xây dựng và ban hành Bộ quy tắc ứng xử dùng cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (CoC-VN).

Xem thêm: VAMAS đánh giá xếp hạng doanh nghiệp XKLD 2016

Với việc ban hành bộ quy tắc ứng xử Coc-VN, việc thực hiện sẽ là tự nguyện và hàng năm VAMAS cùng ILO sẽ đánh giá việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử Coc-VN của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo một quy trình chặt chẽ cùng với nhiều số liệu, thông tin từ các đơn vị có uy tín gửi về. Cũng chính vì lý do đó mà việc doanh nghiệp được xếp hạng cao trong báo cáo đánh giá hàng năm sẽ chứng tỏ uy tín và năng lực của doanh nghiệp đó không chỉ trong nước mà còn đối với các đối tác nước ngoài.

 

Tìm hiểu về bộ quy tắc ứng xử CoC-VN dành cho các doanh nghiệp XKLD

 

Các mức đánh giá của bộ quy tắc ứng xử CoC-VN

Được soạn thảo từ năm 2010, bộ quy tắc ứng xử Coc-VN đã liên tục được hoàn thiện qua từng năm cho phù hợp với xu thế mới và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các đối tác là doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Ban đầu, CoC-VN được đánh giá theo 7 hạng gồm: A1, A2, B1, B2, C1, C2 và D trong đó hạng A1 là cao nhất và D là thấp nhất. Cho đến năm 2015, 7 hạng đánh giá này đã được sửa đổi sang việc đánh giá theo sao căn cứ vào điểm và điều kiện như sau:

  • 1 sao: <70
  • 2 sao: từ 70 đến 85 điểm
  • 3 sao: từ 85 đến 90 điểm
  • 4 sao: từ 90 đến 95 điểm
  • 5 sao: từ 95 đến 100 điểm
  • 6 sao: 4 năm liên tục đạt A1 hoặc 5 sao

Do quy chế đánh giá mới được sửa đổi từ năm 2015 nên mức 6 sao sẽ được đánh giá dựa vào mức đánh giá tương đương tức là hạng A1 trước đây sẽ tương đương với 5 sao hiện tại. Các doanh nghiệp nếu muốn đạt 6 sao phải có 4 năm liên tục đạt được 5 sao hoặc 4 năm liên tục đạt được hạng 5 sao hoặc A1.

Xem thêm: Vamas là gì?

 

Tìm hiểu về bộ quy tắc ứng xử CoC-VN dành cho các doanh nghiệp XKLD

 

Các tiêu chí đánh giá trong bộ quy tắc ứng xử CoC-VN

Chi tiết về cách đánh giá cũng như thu thập thông tin của VAMAS và ILO để đánh giá doanh nghiệp trong việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử Coc-VN khá dài nên trong bài viết này chúng ta sẽ không đề cập đến. Chúng ta sẽ chỉ đề cập đến các tiêu chí đánh giá trong bộ quy tắc ứng xử CoC-VN để đánh giá doanh nghiệp. Các tiêu chí này chỉ là các đề mục, chi tiết hơn các bạn có thể xem trong văn bản hướng dẫn chi tiết được đăng tải trên website chính thức của VAMAS. Có 12 tiêu chí đánh giá việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử Coc-VN như sau:

  1. Tuân thủ các quy định của luật pháp (3 điểm)
  2. Tiêu chuẩn kinh doanh (3 điểm)
  3. Quảng cáo (8 điểm)
  4. Tuyển chọn (16 điểm)
  5. Đào tạo (15 điểm)
  6. Tổ chức xuất cảnh (4 điểm)
  7. Bảo vệ người lao động ở nước ngoài (15 điểm)
  8. Ký kết các hợp đồng (13 điểm)
  9. Về nước, tái hòa nhập (5 điểm)
  10. Tranh chấp và giải quyết (6 điểm)
  11. Xây dựng các quan hệ đối tác (6 điểm)
  12. Xây dựng quan hệ đồng nghiệp (6 điểm)

Tổng số điểm cao nhất của 12 tiêu chí này là 100 điểm và căn cứ vào số điểm mà doanh nghiệp đạt được các doanh nghiệp sẽ được xếp hạng tương ứng theo số sao như đã nêu ở phần trên.

 

Kết quả đánh giá bộ quy tắc ứng xử CoC-VN trong những năm gần đây

Việc đánh giá thực hiện CoC-VN được đánh giá từ năm 2013, cho đến nay đã VAMAS và ILO đã đánh giá việc thực hiện CoC-VN lần thứ 4 vào ngày 17/04/2017. Theo thống kê, năm 2013 có 20 đơn vị được đánh giá, năm 2014 có 47 đơn vị được đánh giá, năm 2015 có 66 đơn vị được đánh giá và đến năm 2016 đã lên đến 86. Theo dự kiến của VAMAS, năm 2017 các đơn vị được đưa vào đánh giá sẽ tăng lên con số 106.

Vào năm 2015, trong số 66 đơn vị được đánh giá có 26 doanh nghiệp xếp hạng 5 sao, 36 doanh nghiệp đạt 4 sao và 4 doanh nghiệp đạt 3 sao. Gần đây nhất, trong lần đánh giá việc thực hiện CoC-VN lần thứ 4 diễn ra ngày 17/04/2017, vào năm 2016 có 86 đơn vị được đánh giá trong đó có 8 đơn vị đạt 3 sao, 41 đơn vị đạt 4 sao, 37 đơn vị đạt 5 sao và không có đơn vị nào đạt 6 sao.

 

Hi vọng trong những năm tới, việc đánh giá thực hiện bộ quy tắc ứng xử Coc-VN sẽ được diễn ra áp dụng đối với tất cả các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động giúp các doanh nghiệp ý thức được những thiếu sót của bản thân và giúp cho người lao động có một thước đo chính xác hơn để đánh giá uy tín của các công ty hoạt động trong lĩnh vực đầy tiềm năng này.

[2L]

Chia sẻ ngay bài viết này:

facebook twiter pinterest linkedin tumblr reddit-icon

Bài viết liên quan:


Bình luận về bài viết này:

Quay lại đầu trang
© 2017 traumvietnam.com. Design by VietMoz.