Vài kiểu lách luật lừa đảo XKLD Nhật Bản

Chào các bạn, trong bài trước chúng ta đã có một thảo luận nhỏ về vấn đề “thế nào là lừa đảo xuất khẩu lao động”, bài viết này sẽ đưa ra cho các bạn một số kiểu lách luật lừa đảo xkld Nhật Bản giúp các bạn hạn chế tối đa những chiêu trò lừa đảo nếu chẳng may gặp phải công ty XKLD làm ăn thiếu đứng đắn.

Xem thêm: Công ty XKLD Nhật Bản uy tín

 

lách luật lừa đảo xkld nhật bản

Lừa đảo Xuất khẩu lao động Nhật Bản

Bài trước chúng ta đã biết rằng hành vi được gọi là lừa đảo chỉ khi được pháp luật quy định hành vi đó mang tính chất lừa đảo. Vậy đâu là những hành vi không mang tính chất lừa đảo mà pháp luật không quy định? Chúng ta cùng xem 5 kiểu lừa đảo XKLD Nhật Bản không bị pháp luật dòm ngó nhé.

 

Sau đây là 5 kiểu lách luật lừa đảo xkld Nhật Bản mà mọi người nên cảnh giác:

Lách luật để thu thêm tiền của lao động

Vấn đề chi phí khi đi lao động nước ngoài luôn là vấn đề mà những gia đình có người thân quan tâm nhất. Tuy nhiên chi phí bao nhiêu là rẻ lại không có mấy gia đình biết được chính xác, vì vậy nhiều gia đình đã đành “đâm lao thì phải theo lao” mà nộp đủ tiền để được đi lao động nước ngoài. Một điểm nữa là chính nhà nước cũng không có quy định về việc thu của lao động tối đa bao nhiêu tiền để đi xuất khẩu lao động vì thế mà nhiều công ty đã lợi dụng để lách luật thu thêm của lao động. 

Việc lách luật này trong những bài viết trước của Traum cũng đã đề cập qua, đó chính là việc tách nhỏ các khoản thu để lao động thấy rằng chi phí không cao nhưng sau đó sẽ báo rất nhiều khoản phát sinh. Cuối cùng tổng số tiền phỏng nộp tăng gấp đôi gấp ba số tiền ban đầu trong hợp đồng với công ty xkld. Việc thi thêm phí phát sinh đôi khi cũng không tránh khỏi nhưng nếu chỉ là thu thêm một hai triệu thì không phải vấn đề lớn, còn nếu thu thêm vài chục triệu thì chính là một kiểu bòn rút tiền của lao động và lao động thường cũng không làm được gì khác mà phải ngậm ngùi nộp tiền. Đây là một kiểu lừa đảo XKLD Nhật Bản các bạn cần cảnh giác khi hợp đồng với các đơn vị phái cử.

 

Lách luật làm sai hợp đồng

Vấn đề này cũng không hẳn coi là lách luật, tuy nhiên Traum cũng nêu ra để các bạn biết vì nó gần như là vi phạm nhưng không bị phạt. Lách luật làm sai hợp đồng đơn giản chính là bạn muốn sang nước ngoài làm về một ngành nhưng khi sang nước ngoài bạn lại phải làm một ngành khác. Điều này rõ ràng là công ty đã làm sai hợp đồng, nhưng lao động đã bỏ một số tiền lớn để được đi lao động. Nếu kiến nghị với công ty chắc chắn cũng sẽ không được giải quyết mà đang ở nước ngoài muốn về nước đòi quyền lợi thì cũng không xong. Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan đó lao động chẳng làm được gì hơn là phải tiếp tục làm việc cho đến hết hợp đồng và công ty đó đã thành công vụ lừa đảo mà không sợ bị phạt.

Cách lừa đảo XKLD Nhật Bản này các bạn có thể phòng tránh bằng cách học tốt tiếng Nhật và khi ký hợp đồng nên xem rõ trong hợp đồng ghi những gì nhé

 

Lừa tiền chống trốn

Hiện nay theo luật lao động, công ty xkld không được phép thu tiền chống trốn của lao động nhưng nhiều công ty xkld vẫn ngầm thỏa thuận và thu tiền chống trốn của lao động. Số tiền thu thêm này lên đến cả trăm triệu đồng và nếu lao động vi phạm hợp đồng bỏ trốn thì sẽ mất số tiền đặt cọc này, tuy nhiên nhiều công ty đã lợi dụng một số lao động bỏ trốn tại nước ngoài để lôi kéo lao động bỏ trốn nhằm lấy số tiền cọc của lao động. Những vụ việc như thế này xảy ra không ít nhưng cũng không có cách gì ngăn chặn và thiệt thòi vẫn luôn là người lao động.

 

lừa tiền chống trốn

Xuất khẩu lao động Nhật Bản lừa đảo

Lừa nộp tiền trúng tuyển

Hình thức lừa đảo XKLD Nhật Bản này cũng là một hình thức lừa đảo mà lao động cần cảnh giác. Các đối tượng lừa đảo lợi dụng việc không có thông tin trực tiếp từ nhà tuyển dụng  tới lao động nên sau khi phỏng vấn đơn hàng một số lao động dù không trúng tuyển nhưng vẫn báo trúng tuyển và lao động sẽ phải nộp toàn bộ số tiền trong hợp đồng. Sau khi nộp một thời gian lao động đó sẽ lại được thông báo là doanh nghiệp nước ngoài không nhận lao động đó nữa với lý do hồ sơ có vấn đề, còn hồ sơ có vấn đề như thế nào thì lao động sẽ không bao giờ biết và lại phải chuyển qua đơn hàng khác. 

 

Lừa nộp thêm tiền trúng tuyển

Tương tự như cách lách luật phía trên, sau khi phỏng vấn đơn hàng, một số lao động đỗ đơn hàng nhưng lại được thông báo là trượt đơn hàng, sau đó sẽ có người trao đổi với gia đình của lao động rằng nếu nộp thêm một số tiền để công ty tác động với bên đối tác thì sẽ có khả năng được nhận thêm. Vì không muốn chờ lâu nên đa phần các gia đình đều cắn răng mà nộp thêm để được đi “suất thuộc về mình”.

Với cách lừa đảo XKLD Nhật Bản này rất khó để biết đâu là thật giả, chúng ta đành phải xem cái tâm của những cán bộ làm tuyển dụng đến đâu. Chúc các bạn may mắn!

 

Trên đây chỉ là một số hình thức lách luật lừa đảo XKLD Nhật Bản để lừa tiền của lao động, ngoài ra còn có rất nhiều cách thức khác để lấy tiền của lao động mà trong phạm vi bài viết không thể nêu hết được. Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này các bạn sẽ hiểu biết hơn và tỉnh táo khi lựa chọn công ty xuất khẩu lao động uy tín. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết khác của Traum.

[2L]

Từ khóa tìm kiếm:

  • Lừa đảo xkld Nhật Bản
  • Xuat khau lao dong nhat ban bi lua
  • Xuat khau lao dong nhat ban lua dao
  • Lua dao xuat khau lao dong nhat ban

Chia sẻ ngay bài viết này:

facebook twiter pinterest linkedin tumblr reddit-icon

Bài viết liên quan:


Bình luận về bài viết này:

Quay lại đầu trang
© 2015 traumvietnam.com. Design by VietMoz.